menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 10/8: Giá dầu giảm, vàng vững, đường và cà phê biến động thất thường

15:36 10/08/2018

Vinanet - Phiên 9/8 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 10/8 giờ VN), giá dầu tiếp tục giảm, trong khi nhóm nông sản biến động trái chiều.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm tiếp trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gây hoài nghi về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên toàn cầu.
Tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 0,13 USD xuống 66,81 USD/thùng. Trong khi tại thị trường London, giá dầu Bren Biển Bắc hạ 0,21 USD xuống 72,07 USD/thùng.
Phiên trước đó, cả hai loại dầu chủ chốt đều mất giá hơn 3% sau khi số liệu từ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này giảm ít hơn dự kiến trong tuần trước (kết thúc ngày 3/8), trong khi nguồn cung xăng cũng bất ngờ tăng thêm 2,9 triệu thùng.
Các thương gia lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc. Nhập khẩu dầu thô của nước này đã tăng nhẹ trong tháng 7/2018 sau khi giảm 2 tháng trước đó, song vẫn quanh mức thấp nhất từ đầu năm tới nay do tiêu thụ giảm tại các nhà máy lọc dầu nhỏ.
Bên cạnh đó, thị trường cũng chịu sức ép giảm bởi lo ngại những tranh chấp thương mại trên toàn cầu, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, sẽ kìm hãm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 7/8 cho biết, bắt đầu từ ngày 23/8/2018, Mỹ sẽ bắt đầu áp mức thuế 25% đối với lượng hàng hóa bổ sung trị giá 16 tỷ USD của Trung Quốc. USTR cũng công bố danh sách 279 sản phẩm bị ảnh hưởng bởi quyết định này. Động thái trên là diễn biến mới nhất từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc gây sức ép tới Bắc Kinh trên bàn đàm phán thương mại, sau khi tháng trước Nhà Trắng đã thông báo áp thuế đối với lượng hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc.
Đáp lại, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 8/8/2018 thông báo quyết định áp mức thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 16 tỷ USD từ Mỹ. Mức thuế này sẽ áp dụng cho các mặt hàng từ nhiên liệu, các sản phẩm thép, cho tới ô tô, thiết bị y tế. Tuy nhiên, mặt hàng dầu thô không nằm trong trong danh sách này.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng ít thay đổi trong phiên vừa qua sau 2 phiên tăng trước đó. Vàng giao ngay ổn định ở 1.213,05 USD/ounce, trong khi vàng giao tháng 12/2018 giảm 0,1% xuống 1.219,9 USD/ounce. Đối với những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,4% lên 15,45 USD/ounce, bạch kim không đổi ở mức 826,5 USD/ounce trong khi palađi tăng 0,7% lên 906 USD/ounce, sau khi giảm chạm mức thấp trong hơn hai tuần trong phiên trước.
Chỉ số đồng USD mạnh lên đã kiềm chế giá vàng tăng mặc dù kim loại quý này vẫn được hỗ trợ từ việc đồng nhân dân tệ (CNY) ổn định hơn.
Giá vàng trong những tuần gần đây đây có mối liên hệ khá mật thiết với đồng CNY, trong bối cảnh đồng nội tệ của Trung Quốc phản ánh những lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc. Đồng CNY phiên này đã ổn định hơn so với đồng USD, trong lúc đồng bạc xanh nhích lên so với giỏ các đồng tiền chủ chốt khác khi căng thẳng địa chính trị dịu bớt. Đồng USD mạnh lên khiến vàng được định giá bằng đồng tiền này đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác.
Từ đầu năm đến nay, vàng không được hưởng lợi từ các căng thẳng địa chính trị gia tăng, do các nhà đầu tư lựa chọn sự đảm bảo từ đồng USD thay vì kim loại quý này. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 2 lần trong năm nay, điều này góp phần củng cố sức mạnh của đồng bạc xanh và lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ, việc tạo sức ép lên vàng - tài sản không sinh lời.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp, lên cao nhất 6 tuần do lo ngại thiếu hụt nguồn cung sau cuộc đình công tại nhà máy luyện nhôm Alcoa của Australia, cảnh báo đóng cửa tại Rusal và dự trữ nhôm tại LME giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007 còn 832.775 tấn. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Trung Quốc và đồng CNY tăng cũng là yếu tố nâng đỡ giá nhôm. Giá nhôm kỳ hạn trên sàn London kết thúc phiên giảm 1,3% xuống còn 2.078 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 2.147,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 29/6/2018.
Giá thép cây trên sàn Thượng Hải kết thúc phiên giảm 0,3% xuống còn 4.227 CNY (619 USD)/tấn và thép cuộn cán nóng giảm 0,3% xuống còn 4.220 CNY/tấn, sau khi đạt mức cao kỷ lục 4.287 CNY/tấn trong phiên liền trước. Trong khi đó, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,5% lên 514 CNY/tấn sau khi giảm hơn 1% trong phiên giao dịch.
Nhà phân tích Helen Lau thuộc Argonaut Securities dự kiến giá thép và quặng sắt sẽ vẫn duy trì ở mức cao và nguồn cung thép sẽ còn thiếu hụt hơn nữa, nhất là trong mùa đông, do Trung Quốc cắt giảm sản xuất thép nhiều trong năm 2018.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 9/2018 giảm 0,2% tương đương 0,2% xuống 1,0765 USD/lb, phiên giảm thứ 2 liên tiếp. Giá cũng chịu áp lực khi một số thương gia chuyển hợp đồng giao tháng 9/2018 sang tháng 12/2018. Robusta giao giao cùng kỳ hạn tăng 16 USD tương đương 1% lên 1.670 USD/tấn.
Giá đường tăng do sản lượng tại Brazil giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó sản lượng ethanol tăng trong nửa cuối tháng 7/2018, tuy nhiên, giá đường vẫn chưa vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng 11 US cent. Đường thô kỳ hạn tháng 10/2018 tăng 0,3 US cent tương đương 0,3% lên 10,84 US cent/lb, sau 2 phiên giảm liên tiếp. Đường trắng cùng kỳ hạn tăng 2,3 USD tương đương 0,7% lên 321,7 USD/tấn. Sản lượng đường khu vực trung nam Brazil trong nửa cuối tháng 7/2018 đạt 2,615 triệu tấn đường, tăng so với 2,389 triệu tấn 2 tuần trước đó nhưng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, Tập đoàn công nghiệp mía đường Unica cho biết.
Giá đậu tương giảm sau 2 phiên tăng liên tiếp, do thời tiết thuận lợi tại Mỹ thúc đẩy sản lượng vụ thu hoạch của nước này. Đậu tương kỳ hạn tháng 11/2018 trên sàn Chicago giảm 6-1/2 US cent xuống còn 9,04 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 12 cũng giảm 2-1/4 US cent xuống còn 3,82-3/4 USD/bushel, và lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 9 giảm 5-1/2 US cent xuống còn 5,64-1/2 USD/bushel.
Do những lo ngại nguồn cung sụt giảm trên toàn cầu, giá lúa mì tăng hơn 20% trên thị trường châu Âu và Mỹ trong 3 tuần qua. Giá lúa mì xay tại Euronext đã lên mức cao nhất trong hơn 5 năm qua, đạt 214,5 euro (249,36 USD)/tấn trong phiên giao dịch ngày 2/8/2018.
Trước thực tế nhiều nước châu Âu sắp bước vào mùa thu hoạch, giới chuyên gia tiếp tục hạ dự báo tổng sản lượng thu hoạch lúa mì tại các nước Liên minh châu Âu (EU) do tác động của thời tiết khắc nghiệt ngày càng trở nên rõ rệt. Tuần trước, cơ quan tư vấn Strategie Grains đã hạ dự báo sản lượng thu hoạch lúa mì trong năm nay tại EU, vựa lúa mì lớn nhất thế giới, dưới 130 triệu tấn, mức thấp nhất trong 6 năm qua.
Nắng nóng gay gắt đang tàn phá nhiều cánh đồng lúa mì ở phía Bắc châu Âu, trong khi thời tiết khô hạn và mưa lớn tại các nước ở khu vực Biển Đen làm dấy lên lo ngại về nguy cơ mất mùa, đẩy giá loại ngũ cốc này tăng cao. Sản lượng tại những nước sản xuất lúa mì hàng đầu của châu Âu gồm Pháp, Đức, Anh và Ba Lan cũng dự kiến giảm trong vụ mùa này. Cụ thể, Pháp - nước sản xuất lúa mì đứng đầu khu vực, dự báo sản lượng hạ xuống còn 34 triệu tấn, thấp hơn sản lượng thu hoạch 36,6 triệu tấn năm ngoái. Đức, nhà sản xuất lùa mì lớn thứ hai EU, dự kiến sản lượng giảm 25% trong năm nay do ảnh hưởng từ đợt nắng nóng gay gắt nhất kể từ năm 1881.
Đợt hạn hán vào mùa Xuân và mưa bão vào mùa Hè vừa qua cũng tác động lớn đến vụ mùa tại vùng Biển Đen. Theo Strategie Grains, sản lượng lúa mì của Nga từ đầu năm đến nay giảm 18%. Năm ngoái, Nga thu hoạch được sản lượng lúa mì kỷ lục 85,7 triệu tấn. Tại Ukraine, nước xuất khẩu phần lớn sản lượng của mình, mùa thu hoạch năm nay giảm 16% xuống còn 22-23 triệu tấn. Sản lượng lúa mì của Romania, nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ ba châu Âu, được dự báo sẽ giảm ít nhất 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cao su tại Tokyo tăng phiên thứ 4 liên tiếp, lên mức cao nhất 3 tuần bất chấp giá dầu suy yếu do giá cao su tại Thượng Hải tăng và đồng JPY yếu so với đồng USD. Cao su giao tháng 1/2019 trên sàn Tokyo kết thúc phiên tăng 0,5 JPY lên 174,5 JPY (1,57 USD)/kg; cao su giao cùng kỳ hạn tại Thượng Hải tăng 70 CNY lên 12.580 CNY (1.845 USD)/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

66,81

 

-0,13

Dầu Brent

USD/thùng

72,07

-0,21

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

48.290,00

-320,00

-0,66%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,94

-0,01

-0,44%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

200,99

+1,00

+0,50%

Dầu đốt

US cent/gallon

211,51

+0,32

+0,15%

Dầu khí

USD/tấn

647,50

-0,75

-0,12%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

66.070,00

-380,00

-0,57%

Vàng New York

USD/ounce

1.220,40

+0,50

+0,04%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.317,00

-12,00

-0,28%

Bạc New York

USD/ounce

15,44

-0,02

-0,14%

Bạc TOCOM

JPY/g

55,00

0,00

0,00%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

833,65

+0,74

+0,09%

Palladium giao ngay

USD/ounce

906,25

-2,04

-0,22%

Đồng New York

US cent/lb

277,35

+0,80

+0,29%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.225,00

+52,00

+0,84%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.078,00

-28,00

-1,33%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.614,50

+2,50

+0,10%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.570,00

+170,00

+0,88%

Ngô

US cent/bushel

381,50

-1,25

-0,33%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

586,00

-0,50

-0,09%

Lúa mạch

US cent/bushel

270,00

-0,75

-0,28%

Gạo thô

USD/cwt

10,73

-0,01

-0,14%

Đậu tương

US cent/bushel

901,00

-3,00

-0,33%

Khô đậu tương

USD/tấn

333,80

-1,10

-0,33%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,80

-0,08

-0,28%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

509,00

+0,30

+0,06%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.129,00

-21,00

-0,98%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

107,65

-0,20

-0,19%

Đường thô

US cent/lb

10,84

+0,03

+0,28%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

164,35

+0,15

+0,09%

Bông

US cent/lb

87,35

+0,09

+0,10%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

410,70

-0,70

-0,17%

Cao su TOCOM

JPY/kg

173,70

-0,80

-0,46%

Ethanol CME

USD/gallon

1,37

-0,02

-1,37%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg