menu search
Đóng menu
Đóng

TT sắt thép thế giới ngày 4/1/2021: Giá than cốc tăng hơn 3%

16:22 04/01/2021

·        Quặng sắt tăng giá vào ngày giao dịch đầu tiên của năm 2021

·        Trung Quốc sẽ xây dựng các mỏ quặng sắt lớn ở nước ngoài

·        Trung Quốc cho phép nhập khẩu phế liệu thép tiêu chuẩn mới

 
Giá than cốc kỳ hạn tại Trung Quốc lúc mở cửa phiên giao dịch ngày 4/1/2021, tăng hơn 3% trong phiên đầu tuần do nguồn cung được thắt chặt và nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ, giá nguyên liệu sản xuất thép đã kéo dài một đợt tăng giá liên tục từ tháng 5-12/2020
Trên sàn Đại Liên giá than cốc giao tháng 5/2021 tăng 3,4% lên mức 2.900 CNY(446,48 USD)/tấn.
Trong năm 2020, giá than cốc trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 67%, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2017.
Công ty tư vấn Mysteel cho biết, áp lực nguồn cung than cốc khó có thể giảm bớt trong ngắn hạn và các nhà máy thép của Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao hơn.
Nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất thép khác cũng tăng trong ngày giao dịch đầu tiên năm 2021.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 được giao dịch trên sàn Đại Liên tăng 0,3% lên 989,50 CNY/tấn.
Kết thúc năm 2020, quặng sắt có hàm lượng 62%Fe duy trì ở mức 161 USD/tấn, tăng 73%.
Giá quặng sắt trên sàn giao dịch Singapore tăng 0,7% lên 157,10 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thanh cốt thép tăng 0,5%, thép cuộn cán nóng giảm 0,8%. Thép không gỉ tăng 1,6%.

Trung Quốc đang đặt mục tiêu xây dựng một hoặc hai mỏ quặng sắt ở nước ngoài vào năm 2025. Kế hoạch này sẽ thúc đẩy nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép và tăng cường khả năng định giá trên thị trường thép Trung Quốc.  

Hiện tại, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới này đang phụ thuộc vào khoảng 80% lượng quặng sắt nhập khẩu. Tuy nhiên, trong số đó có các mỏ khai thác ở nước ngoài do Trung Quốc tham gia nắm giữ cổ phần.

Trung Quốc cũng sẽ sẽ mua hầu hết các đơn hàng về quặng sắt từ Australia. Nước này cũng cho phép nhập khẩu thép phế liệu tiêu chuẩn mới, hoặc thép nguyên liệu tái chế, bắt đầu từ năm 2021.

Sau khi sáp nhập, công suất luyện hàng năm sẽ đạt 1,9 triệu tấn và sẽ trở thành công ty Ấn Độ duy nhất nằm trong số 10 công ty thép không gỉ hàng đầu thế giới.
 Đồng thời, JSL sẽ trở thành một tổ chức niêm yết duy nhất trên thị trường chứng khoán, với các nhà tài trợ nắm giữ khoảng 57% cổ phần, trong khi 43% còn lại sẽ do công chúng nắm giữ.
 Quá trình sáp nhập dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm tài chính 2021-2022 và cần có sự chấp thuận của các cổ đông, chủ nợ, cơ quan pháp luật và Tòa án Luật Công ty Quốc gia.
 Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tăng tốc mức độ sáp nhập và thu mua trong lĩnh vực thép để hình thành một số tập đoàn thép mang “đẳng cấp quốc tế”.
 Báo cáo cho thấy, 5 nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 40% tổng sản lượng thép của quốc gia này vào năm 2025. Trong khi đó, các nhà sản xuất thuộc top 10 sẽ chiếm 60% thị phần, tăng lên từ mức 37% hiện nay.
Trung Quốc sẽ mua hầu hết các đơn hàng về quặng sắt từ Australia. Nước này cũng cho phép nhập khẩu thép phế liệu tiêu chuẩn mới, hoặc thép nguyên liệu tái chế, bắt đầu từ năm 2021.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tăng tốc mức độ sáp nhập và thu mua trong lĩnh vực thép để hình thành một số tập đoàn thép mang “đẳng cấp quốc tế”.
Báo cáo cho thấy, 5 nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 40% tổng sản lượng thép của quốc gia này vào năm 2025. Trong khi đó, các nhà sản xuất thuộc top 10 sẽ chiếm 60% thị phần, tăng lên từ mức 37% hiện nay.
Công ty TNHH Jindal Stainless (Hisar) Limited (JSHL) của Ấn Độ sẽ được sáp nhập vào công ty tập đoàn Jindal Stainless Limited (JSL). Các công ty cho biết việc sáp nhập JSHL và JSL sẽ đơn giản hóa cấu trúc vốn và mở rộng quy mô kinh doanh kết hợp lên khoảng 2,73 tỷ USD. 

Nguồn:VITIC/Reuters