menu search
Đóng menu
Đóng

TT sắt thép thế giới ngày 7/5/2019: Quặng sắt tại Đại Liên tăng

14:37 07/05/2019

Vinanet - Vale được yêu cầu sẽ ngừng sản xuất tại mỏ khai thác Brucutu. Trung Quốc sẽ cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Tỉnh than đá hàng đầu Trung Quốc thách thức Bắc Kinh, cho phép mở rộng công suất than cốc.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA) cho biết, chỉ số giá quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 330,45 điểm hôm 6/5, tăng 0,29% tương đương 0,95 điểm so với chỉ số trước đó hôm 30/4/2019.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 257,07 điểm, tăng 1,28% tương đương 3,24 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 344,32 điểm, tăng 0,15% tương đương 0,52 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 7/5/2019 tăng 4%, dấy lên mối lo ngại về nguồn cung thắt chặt khi Vale ngừng hoạt động trở lại tại mỏ khai thác quặng sắt Brucutu.

Brazil cho biết, tòa án đã ra lệnh cho mỏ khai thác quặng sắt Brucutu, mỏ khai thác quặng sắt lớn nhất tại Minas Gerais với công suất hàng năm đạt 30 triệu tấn, đảo ngược quyết định tòa án thấp hơn đã cho phép mỏ khai thác hoạt động trở lại.

Công ty dự kiến doanh số bán quặng sắt năm 2019  sẽ ờ mức thấp đến trung bình so với ước tính trước đây từ 307 triệu tấn đến 332 triệu tấn.

Giám đốc quản lý Zhang Yong thuộc công ty tư vấn Mysteel cho biết: “Do sản lượng tại các công ty khai thác quặng sắt lớn tại Australia và Brazil cắt giảm, chúng tôi ước tính nguồn cung quặng sắt toàn cầu sẽ giảm 9,3 triệu tấn, mặc dù tăng tại Trung Quốc, Ấn Độ và Nga”.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 3,9% lên 658 CNY (97,2 USD)/tấn kéo dài khoảng 3 tuần. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc (RRRs), một động thái nhằm thúc đẩy nền kinh tế, điều này cũng giúp cải thiện xu hướng thị trường trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.

Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 1,2% lên 3.802 CNY/tấn sau khi chạm mức thấp nhất 2 tháng trong phiên trước đó, trong khi giá thép cuộn cán nóng tăng 1% lên 3.755 CNY/tấn.

Giá than luyện cốc và than cốc trên sàn Đại Liên cũng tăng 1,7% và 3,2% theo thứ tự lần lượt.

Nhà phân tích thuộc Huatai Futures cho biết: “Một số nhà máy than cốc tại tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc đã tăng giá than cốc thêm 100 CNY/tấn, do họ muốn tận dụng cơ hội nhu cầu tại các nhà máy thép tăng”.

Hôm thứ hai (6/5/2019), Bộ Môi trường Trung Quốc đã kiểm duyệt khu vực sản xuất than đá và than cốc hàng đầu – Sơn Tây- nới lỏng các chính sách môi trường liên quan đến ngành công nghiệp than cốc mặc dù nhiều yêu cầu từ Bắc Kinh sẽ hạn chế các nhà máy than cốc  mở rộng sản xuất.

Các thông tin liên quan:

Thép thanh cán nóng: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 2/2019  nước này nhập khẩu khoảng 58.000 tấn thép thanh cán nóng, giảm 27,1% so với tháng 1/2019. Kim ngạch nhập khẩu đạt 56 triệu USD, giảm so với 78 triệu USD tháng 1/2019.

Trong số đó, nhập khẩu chủ yếu từ Canada với số lượng đạt 21.000 tấn. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico, Tây Ban Nha và Đức cũng là nguồn nhập khẩu thép thanh cán nóng chủ yếu của Mỹ, với khối lượng xấp xỉ đạt 16.000 tấn, 6.400 tấn, 3.900 tấn, 3.100 tấn và 1.900 tấn theo thứ tự lần lượt.

Thanh cốt thép: Thống kê từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong tháng 3/2019 nước này xuất khẩu tổng cộng 419.000 tấn thanh cốt thép, giảm 21% so với tháng 3/2018.

Trong quý 1/2019, xuất khẩu đạt 1,3 triệu tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự suy giảm xuất khẩu thanh cốt của Thổ Nhĩ Kỳ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp bảo hộ thương mại và thay đổi phương thức thương mại.

Thép thương phẩm: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 2/2019 nước này xuất khẩu khoảng 24.000 tấn thép thương phẩm, tăng 16,9% so với tháng 1/2019. Kim ngạch xuất khẩu đạt 25 triệu USD, tăng so với 22 triệu USD tháng 1/2019.

Trong số đó, xuất khẩu sang Canada chiếm phần lớn, đạt tổng cộng 19.000 tấn. Mexico đứng thứ 2 đạt 2.700 tấn.

Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), tính đến tuần kết thúc ngày 4/5/2019, sản lượng thép thô M ỹ đạt 1,92 triệu tấn, tăng 1,1% so với tuần trước đó, cũng tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 77,6% tăng 0,9% so với tuần trước đó, cũng tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến tuần kết thúc ngày 4/5/2019, sản lượng thép thô Mỹ đạt 33,7 triệu tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 81,7%, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thép cuộn: Thống kê từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), xuất khẩu thép cuộn của nước này trong tháng 3/2019 đạt 164.000 tấn, giảm 10% so  với tháng 3/2018, cũng chấm dứt 8 tháng tăng liên tiếp.

Trong quý 1/2019, xuất khẩu thép cuộn của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 475.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, Israel, Hà Lan và Haiti là thị trường xuất khẩu thép cuộn chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:vinanet