menu search
Đóng menu
Đóng

Vốn đầu tư nước ngoài 4 tháng 2019 đạt kỷ lục cả về số dự án và vốn đăng ký cấp mới

08:52 03/05/2019

Vinanet - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục khởi sắc với mức kỷ lục về cả số dự án và vốn đăng ký cấp mới, tính đến thời điểm 20/4/2019, số dự án cấp mới là 1.082 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 5,3 tỷ USD, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Mặc dù vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước tháng 4/2019 cao hơn so với tháng trước (tăng 13,2%) và so với cùng kỳ năm trước (tăng 1,2%) nhưng tốc độ tăng so với cùng kỳ các năm giai đoạn 2016-2019 có sự sụt giảm rõ rệt, cho thấy tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tháng 4 nói riêng và 4 tháng đầu năm 2019 nói chung chưa có dấu hiệu tích cực.
Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục khởi sắc với mức kỷ lục về cả số dự án và vốn đăng ký cấp mới, tính đến thời điểm 20/4/2019, số dự án cấp mới là 1.082 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 5,3 tỷ USD, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4/2019 ước tính đạt 22,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương 2,7 nghìn tỷ đồng, giảm 30,4%; vốn địa phương 19,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8%. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 73,4 nghìn tỷ đồng, bằng 21,3% kế hoạch năm và tăng 3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 bằng 20,3% và tăng 9,8%), gồm có:
- Vốn Trung ương quản lý đạt 9 nghìn tỷ đồng, bằng 19,5% kế hoạch năm và giảm 30,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải đạt 1.935 tỷ đồng, bằng 26,3% và giảm 57,5%; Bộ Y tế 808 tỷ đồng, bằng 15,3% và tăng 21,7%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 530 tỷ đồng, bằng 16,1% và giảm 56,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 206 tỷ đồng, bằng 16% và giảm 8,7%; Bộ Tài nguyên và Môi trường 189 tỷ đồng, bằng 14,4% và giảm 29,1%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 145 tỷ đồng, bằng 19,4% và giảm 10,9%; Bộ Khoa học và Công nghệ 67 tỷ đồng, bằng 21,9% và tăng 49,3%; Bộ Xây dựng 42 tỷ đồng, bằng 16,8% và giảm 16,9%; Bộ Công Thương 39 tỷ đồng, bằng 15,8% và giảm 14,2%; Bộ Thông tin và Truyền thông 28 tỷ đồng, bằng 17,5% và tăng 15,2%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 64,4 nghìn tỷ đồng, bằng 21,6% kế hoạch năm và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 43,6 nghìn tỷ đồng, bằng 20,7% và tăng 9,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 17,4 nghìn tỷ đồng, bằng 23% và tăng 13,1%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, bằng 27% và tăng 11,9%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2019 của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 9.667 tỷ đồng, bằng 19,5% kế hoạch năm và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước; thành phố Hồ Chí Minh 4.712 tỷ đồng, bằng 12,8% và tăng 13,7%; Quảng Ninh 2.241 tỷ đồng, bằng 19,4% và tăng 35%; Thanh Hóa 2.191 tỷ đồng, bằng 28,1% và tăng 14,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu 1.998 tỷ đồng, bằng 30,3% và tăng 17,5%; Quảng Nam 1.870 tỷ đồng, bằng 25,2% và tăng 14,8%; Hải Phòng 1.800 tỷ đồng, bằng 19,9% và tăng 5,8%; Vĩnh Phúc 1.697 tỷ đồng, bằng 27,2% và tăng 2%.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/4/2019 thu hút 1.082 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5.345 triệu USD, tăng 22,5% về số dự án và tăng 50,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 395 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 2.110,6 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 4 tháng đầu năm đạt 7.455,6 triệu USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng ước tính đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 4 tháng còn có 2.416 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 7,14 tỷ USD, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 605 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,13 tỷ USD và 1.811 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,01 tỷ USD.
Trong 4 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 3.958,4 triệu USD, chiếm 74,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 528,6 triệu USD, chiếm 9,9%; các ngành còn lại đạt 858 triệu USD, chiếm 16%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 4 tháng đạt 5.738,7 triệu USD, chiếm 77% tổng vốn đăng ký; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 538,4 triệu USD, chiếm 7,2%; các ngành còn lại đạt 1.178,5 triệu USD, chiếm 15,8%. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4.756,2 triệu USD, chiếm 66,6% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 562,2 triệu USD, chiếm 7,9%; các ngành còn lại đạt 1.817,4 triệu USD, chiếm 25,5%.
Cả nước có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 4 tháng đầu năm, trong đó Tây Ninh có số vốn đăng ký lớn nhất với 520,3 triệu USD, chiếm 9,7% tổng vốn đăng ký cấp mới[10]; tiếp đến là Bình Dương 495,6 triệu USD, chiếm 9,3%; Bắc Ninh 479,4 triệu USD, chiếm 9%; thành phố Hồ Chí Minh 349,4 triệu USD, chiếm 6,5%; Tiền Giang 346,9 triệu USD, chiếm 6,5%; Hải Dương 288,8 triệu USD, chiếm 5,4%; Đà Nẵng 256,1 triệu USD, chiếm 4,8%; Đồng Nai 248,6 triệu USD, chiếm 4,7%; Hải Phòng 231,2 triệu USD, chiếm 4,3%; Phú Yên 216,8 triệu USD, chiếm 4,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu 200,9 triệu USD, chiếm 3,8%.
Trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 4 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.314,7 triệu USD, chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 699,7 triệu USD, chiếm 13,1%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 693,4 triệu USD, chiếm 13%; Hàn Quốc 691 triệu USD, chiếm 12,9%; Nhật Bản 614,7 triệu USD, chiếm 11,5%; Thái Lan 325,7 triệu USD, chiếm 6,1%; Đài Loan 265,5 triệu USD, chiếm 5%; Quần đảo Vigin thuộc Anh 211,9 triệu USD, chiếm 4%.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 4 tháng năm nay có 44 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 96 triệu USD; 9 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 53,5 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 4 tháng năm 2019 đạt 149,5 triệu USD, trong đó lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 81,8 triệu USD, chiếm 54,7% tổng vốn đầu tư; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 36,1 triệu USD, chiếm 24,1%; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 16,5 triệu USD, chiếm 11%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 7 triệu USD, chiếm 4,7%. Trong 4 tháng có 23 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Tây Ban Nha là nước dẫn đầu với 59,8 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư; Cam-pu-chia 37,9 triệu USD, chiếm 25,4%; Malaysia 13,9 triệu USD, chiếm 9,3%; Hoa Kỳ 12,6 triệu USD, chiếm 8,4%.

 Nguồn: VITIC tổng hợp/Tổng cục Thống kê

Nguồn:Vinanet