menu search
Đóng menu
Đóng

Giá cà phê ngày 10/4/2019 giảm nhẹ

15:26 10/04/2019

Vinanet - Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.900 - 31.700 đồng/kg, giảm nhẹ 100 đồng/kg so với hôm 9/4/2019.
Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng. Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đạt 1.360 USD/tấn giảm 6 USD/tấn.

Giá cà phê nhân xô tại một số thị trường

Đơn vị tính: đ/kg|FOB: USD($)/tấn

Thị trường

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM) USD/tấn

1,360

Trừ lùi:-60

Đắk Lăk

31,700

-100

Lâm Đồng

30,900

-100

Gia Lai

31,400

-100

Đắk Nông

31,400

-100

Hồ tiêu

45,000

0

Tỷ giá USD/VND

23,150

-5

Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 9/4/2019, giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2019 trên sàn London giảm 0,1% xuống 1.424 USD/tấn. Giá cà phê arabica 0,1% xuống 93,7 UScent/pound.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2019 đạt 77,7 nghìn tấn, trị giá 24,11 tỷ Yen (tương đương 217,95 triệu USD), tăng 25,4% về lượng và tăng 10% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.
Trong đó, Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu cà phê Robusta nhân xô với lượng đạt 75,8 nghìn tấn, trị giá 21,89 tỷ Yen (tương đương 197,87 triệu USD), tăng 25,5% về lượng và tăng 11,4% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Tính riêng tháng 2/2019, nhập khẩu cà phê Robusta nhân xô Nhật Bản đạt 42,9 nghìn tấn, trị giá 12,41 tỷ Yen (tương đương 112,22 triệu USD), tăng 48,9% về lượng và tăng 33,2% về trị giá so với tháng 2/2018. Trong khi đó, Nhật Bản giảm nhập khẩu các chủng loại cà phê khác.
2 tháng đầu năm 2019, Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu cà phê từ Brazil, Indonesia, Tazania, Guatemala, Pê-ru và Honduras, trong khi giảm nhập khẩu từ các thị trường như Việt Nam, Colombia, Ethiopia.
Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm 2019 với lượng nhập khẩu đạt 32,3 nghìn tấn, trị giá 9,69 tỷ Yen (tương đương 87,62 triệu USD), tăng 84,7% về lượng và tăng 58,4% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018, nhờ đó mà thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu Nhật Bản tăng mạnh từ 28,2% trong 2 tháng đầu năm 2018, lên tới 41,6%.
Việt Nam đứng ở vị trí nhà cung cấp cà phê lớn thứ 2 cho Nhật Bản, nhưng lượng nhập khẩu chỉ bằng 1/2 so với lượng nhập khẩu từ Brazil và tốc độ nhập khẩu giảm 1,7% về lượng và giảm 18,8% về trị giá, do đó cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Nhật Bản giảm từ 26,7% thị phần 2 tháng đầu năm 2018, xuống còn 20,9% thị phần 2 tháng đầu năm 2019.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 3/2019 đạt 160 nghìn tấn, trị giá 278 triệu USD, tăng 39% về lượng và tăng 39,3% về trị giá so với tháng 2/2019, nhưng giảm 24% về lượng và giảm 31,4% về trị giá so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 477 nghìn tấn, trị giá 830 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 23,8% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê trong tháng 3/2019 đạt mức 1.738 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 2/2019, nhưng giảm 9,7% so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.739 USD/tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2018.
Tháng 2/2019, xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam đạt 100,6 nghìn tấn, trị giá 157 triệu USD, giảm 13,3% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với tháng 2/2018. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 260,1 nghìn tấn, trị giá 408,3 triệu USD, giảm 11% về lượng và giảm 22,1% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê chế biến 2 tháng đầu năm 2019 tăng 0,9% về lượng, nhưng giảm 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta 2 tháng đầu năm 2019 đạt mức 1.569 USD/tấn, giảm 12,4% so với 2 tháng đầu năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân cà phê chế biến đạt mức 4.894 USD/tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Nguồn: VITIC/Vietnambiz

Nguồn:Vinanet