menu search
Đóng menu
Đóng

Giá lợn hơi 22/7/2019: Miền Bắc giảm, miền Trung, Nam ổn định

14:31 22/07/2019

Vinanet - Giá lợn hơi hôm nay giảm trở lại tại một số tỉnh miền Bắc, trong khi tương đối ổn định ở hai miền còn lại.
Tại miền Bắc giá giảm trở lại
Tại Hà Nam, giá lợn hơi có nơi bất ngờ giảm mạnh 3.000 đ/kg, xuống mức 36.000 - 39.000 đ/kg, nhưng lợn chọn vẫn giữ mức 40.000 - 41.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Vĩnh Phúc cũng giảm 1.000 - 2.000 đồng xuống 39.000 đ/kg; tại Tuyên Quang giảm 1.000 đ/kg xuống 38.000 đ/kg; Hưng Yên giảm nhẹ xuống 40.000 - 41.000 đ/kg; các địa phương còn lại, giá lợn hơi không có nhiều biến động so với cuối tuần trước. Lợn hơi tại Nam Định, Hà Nội, Lào Cai được thu mua quanh mức 40.000 đ/kg; Hải Dương, Sơn La, Vĩnh Phú 41.000 - 42.000 đ/kg; Quảng Ninh 45.000 đ/kg. Giá lợn giống tại khu vực đạt 900.000 - 1.000.000 đồng/con loại 7 - 8kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá ổn định
Tại Thừa Thiên Huế, sau ngày cuối tuần giảm 2.000 đ/kg thì hôm nay đã lên mức 35.000 đ/kg, tức tăng 1.000 đ/kg so với ngày hôm qua; trong khi đó, các tỉnh như Nghệ An, Bình Thuận, Ninh Thuận, giá lợn hơi vẫn duy trì ở mức 40.000 đ/kg; tại những địa phương khác khoảng 32.000 - 35.000 đ/kg; với khu vực phía Bắc Trung Bộ dao động chủ yếu ở 34.000 đ/kg.
Tại miền Nam ít biến động
Giá lợn hơi tại khu vực trung bình vẫn đạt khoảng 31.000 đ/kg; tại Đồng Nai, giá lợn hơi dao động khoảng 28.000 - 31.000 đ/kg; các tỉnh Bến Tre, Tây Ninh đang có giá dưới 30.000 đ/kg; còn lại phổ biến ở mức 30.000 - 32.000 đ/kg; tại Cà Mau và TP HCM 34.000 - 35.000 đ/kg; lợn giống tại miền Nam 760.000 - 940.000 đ/con loại 8 – 10 kg.
Theo Bộ NN&PTNT, dịch bệnh ASF đã lây lan ra 62 tỉnh, thành phố trên cả nước (chỉ còn Ninh Thuận chưa phát hiện dịch) với tổng số lợn tiêu hủy hơn 3,3 triệu con (chiếm khoảng 10% tổng đàn lợn). Trong thời gian tới, nguy cơ ASF tiếp tục phát sinh và lây lan theo ba hướng: phát tán, lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa có dịch; tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày; dịch bệnh xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Giá lợn hơi ngày 22/7/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

40.000-42.000

Giữ nguyên

Hải Dương

41.000-44.000

Giữ nguyên

Thái Bình

40.000-42.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

40.000-42.000

Giữ nguyên

Hà Nam

39.000-41.000

Giữ nguyên

Hưng Yên

41.000-42.000

Giữ nguyên

Nam Định

40.000-42.000

Giữ nguyên

Ninh Bình

39.000-40.000

-1.000

Hải Phòng

40.000-42.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

44.000-45.000

Giữ nguyên

Lào Cai

40.000-42.000

Giữ nguyên

Tuyên Quang

38.000-41.000

Giữ nguyên

Yên Bái

40.000-41.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

39.000-41.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

39.000-41.000

-1.000

Thái Nguyên

40.000-41.000

-1.000

Bắc Giang

40.000-41.000

Giữ nguyên

Vĩnh Phúc

39.000-41.000

Giữ nguyên

Lạng Sơn

40.000-45.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

39.000-40.000

-1.000

Sơn La

42.000-45.000

Giữ nguyên

Lai Châu

42.000-45.000

Giữ nguyên

Thanh Hóa

38.000-41.000

Giữ nguyên

Nghệ An

38.000-40.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

38.000-39.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

32.000-35.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

30.000-33.000

Giữ nguyên

TT-Huế

31.000-35.000

Giữ nguyên

Quảng Nam

32.000-34.000

Giữ nguyên

Quảng Ngãi

33.000-35.000

Giữ nguyên

Bình Định

31.000-34.000

-1.000

Phú Yên

33.000-36.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

34.000-36.000

Giữ nguyên

Bình Thuận

33.000-36.000

-1.000

Đắk Lắk

32.000-34.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

31.000-34.000

Giữ nguyên

Lâm Đồng

31.000-33.000

Giữ nguyên

Gia Lai

32.000-35.000

+1.000

Đồng Nai

28.000-34.000

Giữ nguyên

TP.HCM

30.000-35.000

+1.000

Bình Dương

31.000-33.000

Giữ nguyên

Bình Phước

31.000-35.000

Giữ nguyên

BR-VT

29.000-34.000

+1.000

Long An

28.000-33.000

+1.000

Tiền Giang

26.000-30.000

-1.000

Bến Tre

28.000-31.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

30.000-34.000

Giữ nguyên

Cần Thơ

30.000-36.000

Giữ nguyên

Sóc Trăng

29.000-33.000

Giữ nguyên

Cà Mau

33.000-38.000

Giữ nguyên

An Giang

38.000-40.000

Giữ nguyên

Hậu Giang

30.000-34.000

Giữ nguyên

Tây Ninh

30.000-32.000

Giữ nguyên

Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn:Vinanet