menu search
Đóng menu
Đóng

TT cà phê ngày 02/7: Đồng loạt tăng mạnh tại các vùng nguyên liệu

09:18 02/07/2019

Vinanet - Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 500 đồng tại Đắk Lăk, ghi nhận mức cao nhất 34.700 đồng/kg. Đây cũng là mức giá chốt tại Gia Lai sau khi giá tại tỉnh này tăng 700 đồng. Các tỉnh còn lại sau khi cộng 700 đồng lên ở 33.600 – 34.600 đồng/kg. Tại cảng TPHCM, giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở 1.429 USD/tấn (FOB), trừ lùi ở 45 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam   

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.429

Trừ lùi: -45

Đắk Lăk

34.700

+500

Lâm Đồng

33.600

+700

Gia Lai

34.700

+700

Đắk Nông

34.600

+700

Hồ tiêu

45.500

0

Tỷ giá USD/VND

23.210

-40

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê thế giới đồng loạt hồi phục, với giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2019 tăng 1,9 cent, tương đương 1,74% lên ở 1,1135 USD/lb. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2019 cộng 23 cent, tương đương 1,59% chốt tại 1.474 USD/tấn.
Giá tăng bởi thông tin khả năng vùng cà phê ở miền Nam Brazil sẽ có sương giá, hay chí ít nhiệt độ giảm xuống lạnh quá mức vào ngày trăng tròn tháng 7 sẽ gây hại cho cây cà phê. Tuy chỉ là dự báo và kỳ vọng điều này sẽ không xảy ra theo truyền thống, vì đã 23 năm nay các vùng trồng không xảy ra sương giá do nhà nông đã di chuyển cây cà phê xuống vùng thấp hơn.
Báo cáo tiến độ thu hoạch vụ mùa nhanh hơn năm trước và nhanh hơn mức trung bình 5 năm cũng khiến nhiều người suy đoán vụ năm nay cho năng suất thấp không chỉ do cây cà phê arabica ở chu kỳ năm giảm.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafé) Brazil cho rằng kết quả xuất khẩu tháng 5 đạt kỷ lục vừa phản ánh nổ lực bán hàng vừa góp phần khiến tồn kho dự trữ mang sang niên vụ cà phê mới 2019/20 cạn kiệt. Niên vụ cà phê Brazil được tính kể từ đầu tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 năm sau.
Trọng tâm của thị trường hiện nay là kỳ vọng vào các cuộc gặp gỡ ở diễn đàn G20 tại Nhật giúp tháo gỡ những căng thẳng thương mại lẫn căng thẳng địa chính trị, góp phần thúc đẩy kinh tế thế giới hiện đang được cho là tăng trưởng dưới mức mong đợi.