menu search
Đóng menu
Đóng

TT hạt tiêu tuần 23: Giá tại các vùng nguyên liệu biến động nhẹ

15:47 10/06/2019

Vinanet - Thị trường hạt tiêu tuần qua tính đến ngày 08/6/2019 vẫn giữ ở mức 43.000 – 45.000 đồng/kg, trong đó, thấp nhất tại tỉnh Gia Lai và Đồng Nai, cao nhất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên giá tại một số tỉnh trong tuần qua cũng có biến động nhẹ.

Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

03/6

05/6

08/6

Đăk Lăk (Ea H'leo)

44.000

44.000

44.000

Gia Lai (Chư Sê)

43.000

43.000

44.000

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

44.000

44.000

44.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

45.000

45.000

45.000

Bình Phước

44.000

44.500

44.500

Đồng Nai

43.000

43.000

43.000

                                                                     Nguồn:Tintaynguyen

Cụ thể trong phiên 05/6, giá tiêu tại tỉnh Bình Phước đã tăng 500 đồng chốt ở 44.500 đồng/kg và duy trì đến cuối tuần. Giá tại Gia Lai trong phiên giao dịch 8/6 cũng chốt ở 44.000 đồng/kg sau khi tăng mạnh 1.000 đồng.
Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 20/5/2019, giá hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này đạt mức 2.529 USD/tấn, giảm 3,2% so với ngày 18/4/2019. Tại cảng Pangkal Pinang, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 4,1% so với ngày 18/4/2019, xuống mức 4.076 USD/tấn.
Tại cảng Kuching của Malaysia, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu nước này tăng lần lượt 3,3% và tăng 0,7% so với ngày 18/4/2019, lên mức 3.080 USD/tấn và 4.556 USD/tấn.
Tại Việt Nam, ngày 20/5/2019 giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l giảm lần lượt 1,6% và 3,1% so với ngày 18/4/2019, xuống còn mức 2.115 USD/tấn và 2.180 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 7,4% so với ngày 18/4/2019, xuống còn mức 3.195 USD/tấn.
Bộ Nông nghiệp Indonesia đã tạm ngừng xuất khẩu hồ tiêu trắng sang Việt Nam và thay vào đó vận chuyển sang Ấn Độ và châu Âu để đảm bảo giá bán tốt cho người nông dân cải thiện thu nhập và hỗ trợ gia đình. Quyết định chấm dứt hoặc giảm xuất khẩu hồ tiêu sang Việt Nam được đưa ra sau khi quốc gia Đông Nam Á xử lí lại hồ tiêu Indonesia để tái xuất sang các quốc gia khác, gồm châu Âu và Ấn Độ. Trong tương lai, hoạt động chế biến trực tiếp nên được diễn ra tại Indonesia.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong quý I/2019 đạt 56.738 tấn, trị giá 150,74 triệu USD, tăng 6% về lượng, nhưng giảm 1,5% về trị giá so với quý I/2018.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ quý I/2019 đạt mức 2.657 USD/tấn, giảm 7,1% so với quý I/2018. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ từ một số nguồn cung tăng so với cùng kỳ năm ngoái, gồm Mexico tăng 22,4%, lên mức 1.389 USD/tấn; Trung Quốc tăng 3,3%, lên mức 3.012 USD/tấn; Ấn Độ tăng 5,0%, lên mức 2.856 USD/tấn...
Trong tháng 4/2019, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 4,8 nghìn tấn, trị giá 13,23 triệu USD, tăng 24,3% về lượng, nhưng giảm 3,0% về trị giá so với tháng 4/2018. Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ tăng 31% về lượng, nhưng giảm 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 18,6 nghìn tấn, trị giá 52,92 triệu USD.
Trong khi đó, xuất khẩu hạt tiêu tháng 4/2019 sang hai thị trường Đức và Thái Lan tăng cả về lượng và trị giá so với tháng 4/2018 với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 55% và 39,8% về lượng, tăng 22% và 6,9% về trị giá.