menu search
Đóng menu
Đóng

[Phần 1] Mắt xích trong chuỗi cung ứng nông nghiệp Đông Nam Á

10:41 20/12/2018

Vinanet -Giá trị xuất khẩu nông sản cũng như mức độ tự cung tự cấp thực phẩm trong cộng đồng các nước ASEAN vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có.
Mắt xích trong chuỗi cung ứng nông nghiệp Đông Nam Á
Theo Nikkei Asia, 98% xe tải xuất khẩu hạt tiêu từ Campuchia trong quá trình vận chuyển đến cơ sở chế biến tại TP HCM phải dừng lại tại biên giới và chuyển toàn bộ hàng hóa sang những chiếc xe tải Việt Nam giống hệt nhau để qua được cửa kiểm soát. 
Các nhà phân phối sử dụng một trong ba công ty hậu hậu cần có giấy phép hoạt động ở cả hai thị trường đều được miễn kiểm tra hải quan. Tuy nhiên, cũng giống như những chiếc xe tải khác, xe của họ cũng phải mất hai ngày mới qua được biên giới. 
Cộng dồn tất cả thời gian và nỗ lực của hàng nghìn chiếc xe tải phải di chuyển qua biên giới các nước thành viên trực thuộc ASEAN mỗi ngày sẽ là một con số khổng lồ. Đây chỉ mới là một ví dụ đơn giản cho những vấn đề đã xuất hiện từ lâu trong chuỗi cung ứng nông nghiệp tại Đông Nam Á. Hãy tưởng tượng nếu ngành này có thể có lợi thế và giá trị đến đâu nếu những rắc rồi này được loại bỏ. 
Chính quyền các nước thành viên ASEAN đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện thỏa thuận giao thương trong khối. Ví dụ, miễn thuế quan giữa các quốc gia thành viên, với phần lớn là nông sản, đã tạo nên những tăng trưởng đáng kể trong giao thương tại khu vực.
 Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu nông sản cũng như mức độ tự cung tự cấp thực phẩm trong cộng đồng các nước ASEAN vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có. Sản lượng và tổng giá trị xuất khẩu nông sản, mặc dù có cải thiện hơn, vẫn nằm dưới chuẩn quốc tế.
 Tiềm lực phát triển còn rất lớn
Tiềm năng tại khu vực được thể hiện rõ nét qua năng suất. Ví dụ, người trồng cà phê robusta của Việt Nam đang cho năng suất hơn 3,5 tấn/ha, thuộc nhóm cao nhất thế giới, so với mức 0,5 tấn/ha tại Indonesia. 
Con số này tương đương hoặc thậm chí vượt xa năng suất ở các nền kinh tế - nông nghiệp phát triển, gợi ý một cơ hội còn lớn hơn nữa.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng ngô của Việt Nam đã tăng từ 1,17 tấn/ha vào năm 1995 lên 4,6 tấn/ha hiện tại. Trong khi tại Mỹ, con số này đạt 11 tấn/ha. Mặc dù có khác biệt về khí hậu, điều này vẫn chứng minh tiềm năng phát triển nông nghiệp tại ASEAN còn rất lớn. 
Dữ liệu từ World Bank (WB) cho biết kinh doanh nông nghiệp đóng góp đến 35% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại các nước ASEAN, với hơn 70% dân số hoạt động trong ngành này. Nhưng đồng thời, hàng triệu nông dân vẫn tiếp tục sống trong nghèo đói. 
Vì vậy, cải thiện năng suất trong chuỗi cung ứng nông nghiệp có thể thay đổi hoàn toàn khu vực này lẫn người dân sống tại đây. Sự thay đổi này chắc chắn trong tầm nay, chỉ cần nỗ lực hành động từ cả chính quyền lẫn toàn bộ cộng đồng ASEAN.

 

[Phần 2] 5 sáng kiến thay đổi ngành nông nghiệp Đông Nam Á

 

Nguồn: Nyx Tran/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng