menu search
Đóng menu
Đóng

[Phần 2] 5 sáng kiến thay đổi ngành nông nghiệp Đông Nam Á

10:44 20/12/2018

Vinanet -Bãi bỏ quy định, hỗ trợ từ chính phủ và đầu tư cho nghiên cứu - phát triển chính là những nhân tố có thể giúp ngành nông nghiệp Đông Nam Á đạt được các tiêu chuẩn thế giới.
Bài viết của Nikkei Asia nói về chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp Đông Nam Á nêu ra 5 sáng kiến quan trọng có thể thúc đẩy sự thay đổi này. Chính phủ các nước phải tiếp tục cải thiện sản lượng nông sản, đồng thời, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Trong khi đó, ASEAN phải hợp tác để cân bằng các vấn đề gồm hải quan, cơ sở hạ tầng và mô hình tài chính.
 Tầm ảnh hưởng của các chính sách quốc gia đối với sản lượng nông sản trong khu vực đã rất rõ ràng. 
Thành công của ngành cà phê Việt Nam xuất phát từ quá trình phát triển tích cực, lâu dài của chính phủ, cùng nỗ lực đào tạo kiến thức cho các hộ nông dân và nỗ lực phối hợp giữa khu vực tư nhân và nhà nước.
 Sản lượng tại Indonesia có thể thấp hơn nhưng quốc gia này vẫn đang tiếp tục cải thiện sản lượng nông sản sau khi chính quyền xây dựng một lộ trình phù hợp để đạt được mục tiêu này. 
Thành công bước đầu này là sự kết hợp của nhiều sáng kiến như thiết lập các vườn ươm đẳng cấp thế giới trải dài khắp Indonesia với sự hỗ trợ tích cực từ khu vực tư nhân, thành lập các phòng thí nghiệp để phân tích đất và lá cây, đào tạo nông học như tại Việt Nam.
 Một nhân tố được quan tâm nữa là nghiên cứu và phát triển (R&D), Hà Lan là quốc gia minh chứng rõ nhất cho yếu tố này.
 Mặc dù sở hữu diện tích đất liền nhỏ hẹp khi so sánh với ASEAN, Hà Lan lại là một trong những quốc gia có sản lượng nông sản cao nhất thế giới và hiện đang là nhà xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới, với giá trị tương đương 94 tỉ euro.
 Tất cả là nhờ 470 triệu euro ngân sách cho nông nghiệp hàng năm, tương đương 3,3% GDP nông nghiệp của quốc gia này. Với các nền kinh tế định hướng nông nghiệp lớn tại ASEAN gần đây chi dưới 1% GDP nông sản cho R&D cho thấy những lợi ích đang kể tiềm tàng nếu nhiều quĩ đổ vào khu vực này trong thời gian tới. 
Vấn đề cốt lõi thứ ba của ASEAN gồm hải quan, vật chuyển tích hợp và chi phí giao dịch, cũng cần được giải quyết triệt để.
 Một khung hải quan thống nhất, như của Liên minh châu Âu (EU), có thể giảm chi phí thương mại nội khối. Trong ví dụ về xe tải đưa ra ở trên, khâu xử lý kép gồm bốc hàng và dở hàng rõ ràng sẽ tăng đáng kể chi phí giao dịch trong khi làm giảm khả năng cạnh tranh. 
Ngoài những trở ngại phi thuế quan, chẳng hạn như các quy định tại địa phương thành viên các quốc gia ASEAN, cũng cần phải được thay thế bởi các tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm. 
Chẳng hạn, Indonesia có hẳn Tiêu chuẩn Quốc Gia Indonesia (Indonesia National Standard – SNI) cho các mặt hàng thực phẩm được bán tại địa phương. Tuy nhiên, vì SNI không hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn tại các thị trường ASEAN khác, tiêu chuẩn này sẽ trì hoãn giao thương thay vì thúc đẩy quá trình. 
Nhân tố tiếp theo là mạng lưới vận chuyển tại ASEAN cần phải được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hệ thống đường bộ và đường sắt.
 Tương tự, theo Chỉ số Hậu cần của WB, các quốc gia ASEAN ngoài Singapore đã chia nhau vị trí từ 30 đến 60 trên toàn cầu. Cơ sở hạ tầng đường bộ và công tác hậu cần tốt hơn sẽ cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh của khu vực. 
Cuối cùng, chi phí giao dịch tài chính cần phải được hạ xuống. Hiện, phần lớn các giao dịch nội khối ASEAN phải chuyển đổi từ nội tệ sang USD rồi sau đó lại chuyển sang nội tệ của nước bạn. 
Cơ sở hạ tầng của các ngân hàng trong khu vực cần thực hiện giao dịch đơn giản và rẻ hơn, đồng thời, các công nghệ fintech mới nổi cũng nên được tận dụng. Các ngân hàng nông thôn cần phải trang bị ví và phương thức thanh toán điện tử để thúc đẩy các hộ nông dân nhỏ lẻ. 
Những nỗ lực này nếu được thực hiện một phần hoặc song song có thể tạo nên thay đổi trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á cũng như các hộ nông dân. 
Bên cạnh đó cho thấy khu vực có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu trong tương lai cũng như giúp nuôi sống 9 tỉ người vào năm 2050. 
Nguồn: Nyx Tran/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng