menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường bông thế giới: Tình hình và dự báo

06:00 21/06/2020

Vinanet - Thị trường bông thế giới giảm mạnh trong những tháng đầu năm do Covid-19, nhưng đang hồi phục trở lại.
Giá bông
Theo ước tính của Ủy ban tư vấn bông quốc tế, trong 4 tháng đầu năm 2020, giá bông thế giới đã sụt giảm khoảng 18% do tác động của đại dịch Covid-19 với việc đóng cửa của các nhà máy dệt, nhất là sự sụt giảm mức cầu 12% trong cả năm 2020 sau khi một nửa dân số thế giới bị cách ly cùng với sự suy thoái của kinh tế thế giới. Ngành công nghiệp dệt chậm lại, nhất là ở châu Á và giá bông bị ảnh hưởng nặng nề do giá dầu lửa thấp, làm cho các loại sợi tổng hợp có giá bán cạnh tranh hơn các loại sợi tự nhiên.
Tuy nhiên, từ tháng 5, thị trường bông dần hồi phục. Chỉ số giá bông Mỹ giao ngay trong hai tháng vừa qua có xu hướng tăng, song vẫn thấp hơn so với mức trung bình của vụ này. Việc Trung Quốc tăng cường mua bông Mỹ đã đẩy hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn New York tăng lên. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn tháng 12/2020 vẫn thấp hơn so với kỳ hạn tháng 7/2020.

Dự đoán về cung – cầu bông thế giới vụ 2019/20

Trong báo cáo tháng 6/2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ mức ước tính về cả tiêu thụ và tồn trữ bông cuối vụ, là tháng thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm. Ước tính sản lượng tăng ở Argentina và Tanzania, nhưng giảm ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiêu thụ giảm chủ yếu do nhu cầu yếu đi, nhất là từ Trung Quốc và Ấn Độ. Nhập khẩu bông toàn cầu ước tính tăng nhẹ, do nhu cầu mạnh lên ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, tiêu thụ ở Mỹ giảm và giá giao tại cổng trại trung bình ở mức 57 US cent/lb.
Dự đoán về cung – cầu bông thế giới vụ 2020/21
Về niên vụ 2020/21, USDA nâng dự báo về cả tiêu thụ cũng như tồn trữ đầu vụ và cuối vụ. Dự đoán về sản lượng được điều chỉnh giảm ở Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan, song bù lại sẽ tăng ở Argentina và Tanzania.
Tiêu thụ cũng giảm, chủ yếu do nhu cầu tiếp tục yếu đi ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số thị trường khác. Thương mại bông thế giới dự báo tiếp tục không thay đổi. Tiêu thụ bông của Mỹ dự báo sẽ giảm, trong khi tồn trữ cuối vụ sẽ tăng, và giá giao tại cổng trại trung bình vẫn vững ở 57 US cent/lb.
Một số thông tin về thị trường bông Ấn Độ
Tiêu thụ bông Ấn Độ niên vụ 2019/20 ước tính giảm, và tồn trữ tăng gần gấp đôi.
Tồn trữ bông Ấn Độ dự báo sẽ vượt mức kỷ lục cao của năm trước, mặc dù tiêu thụ đang hồi phục dầu sau khi trì trệ bởi Covid-19. Xuất khẩu bông Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm nay giảm gần 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số thông tin về thị trường bông Châu Phi

Châu Phi đóng góp vào khoảng 8% tổng sản lượng bông toàn cầu. Toàn Châu Phi có 6 vùng trồng bông, trong đó khu vực Tây Phi có vai trò quan trọng nhất. Châu Phi cận Sahara có khí hậu thuận lợi, nhưng mấy năm nay bị sâu bệnh tấn công ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng. Năng suất bông ở Tây Phi đã giảm khoảng 25-35% do sâu bệnh. Bên cạnh đó, hạt giống chất lượng kém, thiếu các phương tiện lưu giữ hạt, đất đai bạc màu và thiếu kỹ năng… cũng ảnh hưởng tới năng suất bông.
Ở Châu Phi, Mali là quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu một số loại nông sản, nhất là bông. Nước này có diện tích bông là 740.000 ha, cho sản lượng 700.000 tấn/năm (1,36 triệu kiện) trong đó gần như toàn bộ dành cho xuất khẩu (1,33 triệu kiện).
Đại dịch Covid-19 kéo theo việc giảm giá nguyên liệu thế giới và giảm cầu quốc tế do suy thoái kinh tế gây ra. Tình hình ngày càng trầm trọng thêm khi sản xuất công nghiệp tại những nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc và châu Âu sụt giảm. Giá bán bông mùa vụ 2020/2021 là 200 franc CFA/kg (1 USD = 584,50 FCFA), giảm 75 FCFA so với niên vụ 2019/2020. Nguyên nhân là do giá bông quốc tế ở mức thấp nhất kể từ 11 năm nay. Để khuyến khích sản xuất bông, Bộ trưởng Nông nghiệp Mali, ông Baba Moulaye Haidara cho biết chính phủ vẫn duy trì trợ cấp 10 tỷ FCFA cho các nhà sản xuất bông niên vụ 2020-2021.
Burkina Faso từng là nước xuất khẩu bông đứng đầu châu Phi, nhưng nay đã tụt xuống vị trí thứ ba sau Mali và Benin. Trong niên vụ 2018/2019, sản xuất bông của nước này chỉ đạt 436.000 tấn, giảm 30% so với niên vụ 2017/2018, trong khi Mali và Benin đạt sản lượng khoảng 700.000 tấn/nước. Đây là vụ mùa thứ ba liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm mạnh về sản lượng bông tại Burkina Faso. Theo nhận định của Lãnh đạo Liên minh các nhà sản xuất bông của Burkina Faso (UNPCB), nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nói trên không hoàn toàn do thời tiết kém thuận lợi mà còn do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào kém (đặc biệt là giống và phân bón), kỹ thuật canh tác, sản xuất không phù hợp và cơ cấu tổ chức trong ngành còn nhiều bất cập. Ngoài ra, sau nhiều năm sụt giảm nguồn thu liên tiếp, nhiều hộ trồng bông tại Burkina Faso đã rơi vào cảnh nợ xấu, không đủ nguồn thu để trả lương nhân công và phải chuyển hướng trồng trọt hoặc tìm kế mưu sinh khác. Điều này dẫn đến tình trạng hiện có hơn 200.000 ha đất canh tác chưa gieo hạt trên toàn Burkina Faso.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu khủng hoảng trầm trọng do tác động của dịch Covid-19, ngành bông Burkina Faso dự báo gặp nhiều khó khăn và không thể đạt được mục tiêu sản xuất 600.000 tấn trong niên vụ 2019/2020 như dự kiến ban đầu. Ước tính sản lượng thu hoạch năm nay chỉ đạt tối đa khoảng 500.000 tấn.

Cung, cầu và thương mại bông thế giới

ĐVT: Nghìn tấn

2016/17

2017/18

2018/19

2019/20

2020/21

Tổng sản lượng

23.226

26.989

25.834

26.774

25.852

Ấn Độ

5.879

6.314

5.617

6.641

6.205

Trung Quốc

4.953

5.987

6.042

5.933

5.770

Hoa Kỳ

3.738

4.555

3.999

4.336

4.246

Brazil

1.528

2.007

2.830

2.874

2.613

Pakistan

1.676

1.785

1.655

1.350

1.372

Thổ Nhĩ Kỳ

697

871

816

751

718

Uzbekistan

811

840

713

762

708

Các nước khác

3.943

4.628

4.161

4.127

4.221

Tổng tiêu thụ

25.290

26.725

26.199

22.350

24.910

Trung Quốc

8.382

8.927

8.600

7.185

8.056

Ấn Độ

5.302

5.258

5.225

4.355

5.008

Pakistan

2.243

2.373

2.330

1.960

2.243

Bangladesh

1.481

1.633

1.611

1.350

1.524

Thổ Nhĩ Kỳ

1.426

1.622

1.502

1.393

1.502

Việt Nam

1.176

1.437

1.524

1.328

1.481

Brazil

697

740

740

653

697

Các nước khác

4.585

4.735

4.666

4.127

4.400

Tổng nhập khẩu

8.205

8.959

9.248

8.639

9.323

Trung Quốc

1.096

1.243

2.099

1.633

1.960

Bangladesh

1.481

1.655

1.568

1.415

1.546

Việt Nam

1.197

1.524

1.502

1.415

1.524

Pakistan

533

740

621

718

980

Thổ Nhĩ Kỳ

801

876

762

871

914

Indonesia

738

766

664

621

664

Ấn Độ

596

365

392

479

239

Các nước khác

1.763

1.790

1.640

1.487

1.495

Tổng xuất khẩu

8.251

9.055

8.954

8.668

9.340

Hoa Kỳ

3.248

3.544

3.214

3.266

3.484

Brazil

607

909

1.310

1.872

1.960

Ấn Độ

991

1.128

764

653

980

Hy Lạp

221

234

295

305

321

Benin

180

233

283

261

283

Mali

239

283

294

256

283

Australia

812

852

791

272

218

Các nước khác

1.953

1.871

2.002

1.783

1.813

Tồn trữ cuối vụ

17.475

17.618

17.521

21.894

22.789

Trung Quốc

9.998

8.272

7.766

8.109

7.755

Ấn Độ

1.716

2.009

2.028

4.140

4.597

Brazil

1.509

1.885

2.668

3.022

2.984

Hoa Kỳ

599

914

1.056

1.589

1.742

Pakistan

504

616

543

630

712

Thổ Nhĩ Kỳ

333

387

358

510

570

Bangladesh

355

404

388

482

533

Các nước khác

2.463

3.131

2.713

3.410

3.895

Cung, cầu và thương mại bông thế giới

ĐVT: nghìn kiện

2016/17

2017/18

2018/19

2019/20

2020/21

 

Tổng sản lượng

106.677

123.959

118.654

122.970

118.738

Brazil

7.020

9.220

13.000

13.200

12.000

Trung Quốc

22.750

27.500

27.750

27.250

26.500

Ấn Độ

27.000

29.000

25.800

30.500

28.500

Pakistan

7.700

8.200

7.600

6.200

6.300

Thổ Nhĩ Kỳ

3.200

4.000

3.750

3.450

3.300

Hoa Kỳ

17.170

20.923

18.367

19.913

19.500

Uzbekistan

3.725

3.860

3.275

3.500

3.250

Các nước khác

18.112

21.256

19.112

18.957

19.388

Tổng tiêu thụ

116.157

122.748

120.329

102.653

114.409

Bangladesh

6.800

7.500

7.400

6.200

7.000

Brazil

3.200

3.400

3.400

3.000

3.200

Trung Quốc

38.500

41.000

39.500

33.000

37.000

Ấn Độ

24.350

24.150

24.000

20.000

23.000

Indonesia

3.300

3.500

3.150

2.700

3.000

Pakistan

10.300

10.900

10.700

9.000

10.300

Thổ Nhĩ Kỳ

6.550

7.450

6.900

6.400

6.900

Hoa Kỳ

3.250

3.225

2.975

2.500

2.800

Uzbekistan

2.000

2.500

2.800

3.000

3.100

Việt Nam

5.400

6.600

7.000

6.100

6.800

Các nước khác

12.507

12.523

12.504

10.753

11.309

Tổng nhập khẩu

37.687

41.150

42.473

39.678

42.818

Bangladesh

6.800

7.600

7.200

6.500

7.100

Trung Quốc

5.032

5.710

9.640

7.500

9.000

Ấn Độ

2.736

1.677

1.800

2.200

1.100

Indonesia

3.391

3.517

3.051

2.850

3.050

Malaysia

392

739

744

1.300

750

Mexico

1.000

925

850

525

900

Pakistan

2.450

3.400

2.850

3.300

4.500

Thailand

1.226

1.149

1.075

700

925

Thổ Nhĩ Kỳ

3.679

4.024

3.499

4.000

4.200

Việt Nam

5.500

7.000

6.900

6.500

7.000

Các nước khác

5.481

5.409

4.864

4.303

4.293

Tổng xuất khẩu

37.897

41.589

41.126

39.813

42.900

Australia

3.731

3.915

3.632

1.250

1.000

Benin

825

1.070

1.300

1.200

1.300

Brazil

2.789

4.174

6.018

8.600

9.000

Burkina

1.155

1.225

800

825

875

Cameroon

500

400

575

500

575

Cote d'Ivoire

625

620

895

725

950

Hy Lạp

1.017

1.076

1.355

1.400

1.475

Ấn Độ

4.550

5.182

3.511

3.000

4.500

Mali

1.100

1.300

1.350

1.175

1.300

Hoa Kỳ

14.917

16.279

14.763

15.000

16.000

Các nước khác

6.688

6.348

6.927

6.138

5.925

Tồn trữ cuối vụ

80.263

80.918

80.473

100.557

104.669

Bangladesh

1.630

1.855

1.783

2.215

2.450

Brazil

6.929

8.657

12.256

13.881

13.706

Trung Quốc

45.919

37.993

35.670

37.245

35.620

Ấn Độ

7.880

9.225

9.314

19.014

21.114

Pakistan

2.315

2.830

2.495

2.895

3.270

Thổ Nhĩ Kỳ

1.528

1.777

1.644

2.344

2.619

Hoa Kỳ

2.750

4.200

4.850

7.300

8.000

Các nước khác

11.312

14.381

12.461

15.663

17.890

Nguồn:VITIC/USDA, Farmersweekly