menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản tăng nhẹ trong 9 tháng đầu năm 2020

16:06 21/10/2020

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ tư, đối tác đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nhật Bản trong tháng 9/2020 đạt 1,84 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước đó, nâng tổng kim ngạch 9 tháng đầu năm từ thị trường này lên 14,63 tỷ USD, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ba mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2020 là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,9 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ, chiếm 26,68% tỷ trọng nhập khẩu của cả nước; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 3,31 tỷ USD, giảm 5,23%, chiếm 22,65% tỷ trọng; Sắt thép các loại đạt 1,07 tỷ USD, tăng 4,15%, chiếm 7,3% tỷ trọng.

Kế đến là hai mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 500 triệu USD, cụ thể: Phế liệu sắt thép đạt 652,51 triệu USD (+28,91%); Sản phẩm từ chất dẻo đạt 558,16 triệu USD (-10,7%).

Ngoài ra còn 12 mặt hàng đạt kim ngạch trăm triệu USD, trong đó một nửa số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng và nửa còn lại sụt giảm nhẹ.
Tăng mạnh nhất trong 9 tháng phải kể đến mặt hàng than các loại, với mức tăng gần 200% so với cùng kỳ, đạt 51,23 triệu USD.
Những tháng đầu năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản nằm trong gam màu chung tương đối trầm lắng. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát ở Việt Nam và chiều hướng tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu khả quan của Việt Nam trong những tháng vừa qua, quy mô thương mại với Nhật Bản có thể sẽ cán mốc 40 tỷ USD khi kết thúc năm 2020.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide từ ngày 18-20/10. Thủ tướng Nhật Bản đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Hai bên đã có cuộc hội đàm thành công với nhiều nội dung rất quan trọng, tiếp tục khẳng định quyết tâm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước, khôi phục và đẩy mạnh hợp tác trong điều kiện bình thường mới trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng Suga cho biết, Nhật Bản quyết định cung cấp vật tư hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra ở miền Trung Việt Nam. Nhật Bản là đất nước có nhiều kinh nghiệm về phòng chống thiên tai nên chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về phòng chống thiên tai tới Việt Nam, theo Thời báo Kinh doanh.
Về lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng Suga cho biết, sẽ hợp tác để sớm thực hiện việc xuất khẩu quả quýt unshu của Nhật Bản cho Việt Nam, đơn giản hóa cơ chế giám sát kiểm tra, mở cửa cho quả nhãn Việt Nam xuất khẩu cho Nhật Bản.

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 9T/2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/10/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Mặt hàng

T9/2020

So với T8/2020 (%)

9T/2020

So với cùng kỳ 2019 (%)

Tỷ trọng 9T (%)

Tổng kim ngạch NK

1.841.616.155

6,2

14.626.928.768

3,12

100

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

563.300.207

12,33

3.903.028.149

22,3

26,68

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

379.313.066

-3,54

3.312.481.708

-5,23

22,65

Sắt thép các loại

124.043.826

-5,87

1.067.371.777

4,15

7,3

Phế liệu sắt thép

82.676.246

-2,3

652.511.163

28,91

4,46

Sản phẩm từ chất dẻo

73.856.655

10,76

558.157.870

-10,7

3,82

Linh kiện, phụ tùng ô tô

64.094.471

9,99

483.746.280

-12,18

3,31

Vải các loại

46.164.558

22,13

476.820.146

-18,85

3,26

Sản phẩm hóa chất

48.250.331

16,43

383.588.280

2,86

2,62

Chất dẻo nguyên liệu

42.027.705

17,13

361.881.089

-2,94

2,47

Sản phẩm từ sắt thép

42.235.136

9,17

348.613.793

-17,4

2,38

Hóa chất

38.145.863

8,29

319.705.979

7,17

2,19

Kim loại thường khác

30.318.864

-19,89

317.757.830

18,3

2,17

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

18.215.449

2,22

181.897.603

-13,18

1,24

Điện thoại các loại và linh kiện

30.598.292

-8,49

172.735.810

5,28

1,18

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

18.972.685

28,68

143.549.467

34,9

0,98

Giấy các loại

14.878.064

22,89

138.994.221

-13,15

0,95

Hàng thủy sản

11.446.801

16,87

122.734.820

25,38

0,84

Cao su

13.150.771

41,53

99.949.162

-12,13

0,68

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

17.261.642

31,05

96.894.572

-14,32

0,66

Sản phẩm từ cao su

12.346.452

15,43

96.847.334

-10,42

0,66

Dây điện và dây cáp điện

12.121.742

25,66

92.639.068

-6,63

0,63

Ô tô nguyên chiếc các loại

4.784.892

-30,93

73.684.830

-38,44

0,5

Sản phẩm từ kim loại thường khác

8.090.936

18,34

62.269.303

-28,03

0,43

Than các loại

7.895.741

6,46

51.231.093

199,94

0,35

Sữa và sản phẩm sữa

4.590.339

26,97

46.694.308

36,14

0,32

Dược phẩm

10.109.487

532,44

43.659.874

22,05

0,3

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

4.420.999

592,44

42.725.217

-54,07

0,29

Xơ, sợi dệt các loại

4.328.259

-11,24

41.779.599

-17,3

0,29

Sản phẩm từ giấy

3.948.281

11,61

40.740.176

4,09

0,28

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

6.005.594

74,22

31.022.203

3,34

0,21

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

2.382.652

-33,04

29.392.607

-5,44

0,2

Phân bón các loại

2.497.498

16,53

21.662.606

7,77

0,15

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

1.818.415

-12,05

21.044.822

-10,52

0,14

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

2.002.371

18,01

20.042.593

-14,32

0,14

Chế phẩm thực phẩm khác

2.695.741

64,22

19.910.898

5,23

0,14

Hàng điện gia dụng và linh kiện

703.450

-49,76

9.732.729

-26,43

0,07

Gỗ và sản phẩm gỗ

691.123

5,91

6.557.167

12,39

0,04

Quặng và khoáng sản khác

377.434

82,18

5.270.155

28,43

0,04

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

55.215

-80,49

2.001.394

32,98

0,01

Xăng dầu các loại

 

 

269.715

-96,82

0

Hàng hóa khác

90.798.904

3,27

725.331.358

13,39

4,96

Nguồn:VITIC/Reuters