menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh

10:04 05/08/2019

Vinanet - Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 20,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 6/2019 đạt 218,13 triệu USD, giảm 9,1% so với tháng 5/2019 nhưng tăng 14,2% so với cùng tháng năm 2018.
Tính chung trong 2 quý đầu năm 2019 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt trên 1,23 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu từ nhiều thị trường trên thế giới; trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, chiếm 20,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 252,64 triệu USD, tăng 35,6% so với 2 quý đầu năm 2018. Riêng tháng 6/2019 đạt 50,08 triệu USD, giảm 8,4% so với tháng 5/2019 nhưng tăng 37,8% so với tháng 6/2018.
Mỹ là thị trường lớn thứ 2 cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam, chiếm 13,9%, đạt 171,07 triệu USD, tăng 20,6%; tiếp sau đó là thị trường Đông Nam Á chiếm 12,3%, đạt 151,21 triệu USD, giảm 19,4%; EU chiếm 8,4%, đạt 104,68 triệu USD, tăng 36%.
Nhìn chung nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 quý đầu năm nay từ đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng mạnh từ một số thị trường như: Nga tăng 136,%, đạt 10,75 triệu USD; Hàn Quốc tăng 117,4%, đạt 8,84 triệu USD; Italia tăng 107%, đạt 13,86 triệu USD.
Tuy nhiên, nhập khẩu hàng gỗ và sản phẩm gỗ sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Campuchia giảm 59,9%, đạt 28,71 triệu USD; Myanmar giảm 51%, đạt 0,5 triệu USD; Đài Loan giảm 31,5%, đạt 2,01 triệu USD.
Trong khi nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo: Để giảm thiểu những rủi ro mới phát sinh trong bối cảnh xung đột thương mại, các cơ quan chức năng cần phối hợp với địa phương rà soát tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Đặc biệt, các dòng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam cần được xác định các rủi ro về gian lận thương mại, quy trình cấp phép chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cũng cần phải được kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận chỉ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm có đủ điều kiện. Các hiệp hội chú trọng việc cập nhật thông tin từ đối tác và các cơ quan chức năng để thông báo cho các hội viên, tránh các rủi ro không đáng có trong thương mại.

Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 quý đầu năm 2019

ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 6/2019

+/- so với tháng 5/2019 (%)*

6 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)*

Tổng kim ngạch NK

218.125.263

-9,13

1.233.800.323

15,31

Trung Quốc đại lục

50.082.517

-8,4

252.641.525

35,58

Mỹ

32.604.379

-8,25

171.069.050

20,6

Thái Lan

8.476.538

-26,94

54.895.865

17,18

Chile

5.808.699

-23,81

46.924.112

15,13

Công Gô

7.228.449

167,44

40.588.404

 

Đức

7.377.764

-2,23

36.315.086

9,86

Pháp

6.137.875

-16,47

34.927.717

36,71

Brazil

5.861.678

1,22

34.594.146

15,04

Malaysia

3.840.947

-29,87

32.661.515

-24,57

New Zealand

6.525.522

5,12

31.978.387

19,08

Campuchia

5.204.488

180,97

28.713.142

-59,92

Lào

4.648.717

16,91

24.688.102

60,92

Canada

2.785.506

-15,84

14.882.709

17,12

Italia

1.118.807

-83,6

13.856.510

107,01

Ghana

2.238.834

-13,87

12.342.294

 

Nga

2.608.450

-2,86

10.745.982

136,04

Indonesia

1.346.095

-22,18

9.747.744

4,08

Hàn Quốc

1.876.040

-1,1

8.839.208

117,43

Phần Lan

1.045.787

-36,36

8.825.921

30,04

Bỉ

1.142.759

-39,7

6.158.926

 

Achentina

662.530

-31,43

5.090.885

36,6

Thụy Điển

993.979

-15,22

4.592.624

-4,88

Australia

789.373

-43,29

4.487.125

61,35

Nhật Bản

549.757

-23,93

3.640.837

-14,59

Nam Phi

530.110

-38,66

3.521.253

-1,85

Đài Loan (TQ)

244.441

-58,68

2.009.848

-31,52

Myanmar

 

-100

500.143

-51,03

(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)

Nguồn:Vinanet