menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường cung cấp gỗ và sản phẩm từ gỗ 9 tháng năm 2019

22:53 31/10/2019

Vinanet -Nhâp khẩu gỗ và sản phẩm 9 tháng đầu năm nay đạt trên 1,8 tỷ USD tăng 13% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, thời gian này Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Nga tuy chỉ chiếm 1,13% tỷ trọng, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,9 lần.
Mặc dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về hơn 7,5 tỷ USD tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2019, nhưng ngược lại Việt Nam cũng phải nhập khẩu mặt hàng này 1,8 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính riêng tháng 9/2019, nhập khẩu mặt hàng này đạt 199,26 triệu USD, giảm 9,2% so với tháng 8/2019 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp.
Trung Quốc – thị trường chính cung cấp gỗ và sản phẩm cho Việt Nam chiếm 22,91% tỷ trọng đạt 429,52 triệu USD, tăng 41,42% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 9/2019 kim ngạch nhập từ thị trường Trung Quốc đạt 64,05 triệu USD, tăng 11,67% so với tháng 8/2019 và tăng 67,51% so với tháng 9/2018.
Thị trường cung cấp lớn thứ hai là Mỹ đạt 258,24 triệu USD, tăng 12,37% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2019 cũng đã xuất sang Mỹ 4,59 triệu USD, giảm 17,58% so với tháng 8/2019 và giảm 15,31% so với tháng 9/2018.
Ngoài hai thị trường cung cấp chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ các nước Đông Nam Á và EU với kim ngạch chiếm lần lượt 11,4% và 8,35% tỷ trọng.
Đặc biệt, thời gian này Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường Nga, tuy kim ngạch chỉ đạt 21,22 triệu USD, chiếm 1,13 tỷ trọng, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,9 lần (tức tăng 193,87%); riêng tháng 9/2019 cũng đã nhập từ Nga 3,54 triệu USD, giảm 4,56% so với tháng 8/2019 nhưng tăng gấp 2,5 lần (tức tăng 252,68%) so với tháng 9/2019.
Thị trường có tốc độ tăng nhiều đứng thứ hai là Hàn Quốc, đạt 13,26 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 136,78%) so với cùng kỳ; tháng 9/2019 cũng đã nhập từ Hàn Quốc 1,69 triệu USD, tăng 68,94% so với tháng 8/2019 và tăng gấp 3,2 lần (tức tăng 221%) so với tháng 9/2018. Tiếp theo là thị trường Australia, tuy kim ngạch chỉ đạt 8,23 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần (tức tăng 121,51%) so với cùng kỳ năm 2018, riêng tháng 9/2019 cũng đã nhập từ thị trường này 598,25 nghìn USD, giảm 68,46% so với tháng 8/2019 nhưng tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 107,77%) so với tháng 9/2018.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường Campuchia, với kim ngạch 30,98 triệu USD, giảm 63,09% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2019 cũng đã nhập từ Campuchia 359,11 nghìn USD, giảm 49,01% so với tháng 8/2019 và giảm 90,71% so với tháng 9/2018.
Đáng chú ý, trong cơ cấu thị trường cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ cho Việt Nam 9 tháng đầu năm nay so với cùng với năm trước có thêm thị trường Ghana và Bỉ. với kim ngạch đạt lần lượt 18,07 triệu USD và 11,03 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm 9 tháng năm 2019

Thị trường

Tháng 9/2019(USD)

+/- so với tháng 8/2091(%)*

9 tháng năm 2019 (USD)

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Trung Quốc

64.058.219

11,67

429.521.240

41,42

Mỹ

24.591.762

-17,58

258.248.744

12,37

Thái Lan

8.717.778

20,45

80.764.164

22,32

Chile

5.531.268

10,13

61.158.279

3,92

Công Gô

4.804.032

-34,03

57.544.087

 

Đức

4.574.646

-32,14

55.637.027

5,47

Brazil

5.620.718

-19,17

54.089.776

14,58

Pháp

4.145.977

-36,25

52.208.728

31,04

New Zealand

5.917.394

29,18

49.084.866

13,28

Malaysia

4.985.839

10,63

48.366.690

-25,94

Lào

2.995.942

-43,77

35.546.037

85,76

Campuchia

359.115

-49,01

30.984.500

-63,09

Canada

1.718.694

-30,82

21.341.897

4,89

Nga

3.548.502

-4,56

21.227.192

193,87

Italy

1.494.914

-4

18.125.300

77,1

Indonesia

2.644.937

3,64

17.369.048

24,12

Hàn Quốc

1.692.363

68,94

13.260.086

136,78

Phần Lan

1.642.278

50,2

12.934.489

19,39

Australia

598.251

-68,46

8.234.783

121,51

Achentina

1.097.709

62,52

7.660.018

53,05

Thụy Điển

727.432

-10,96

6.713.367

-4,02

Nam Phi

866.802

-4,07

5.849.289

12

Nhật Bản

684.537

7,4

5.834.204

-11,49

Đài Loan

654.573

-21,44

3.835.603

-12,27

Myanmar

30.442

-46,58

686.833

-37,44

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: VITIC