menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình nhập khẩu và thị trường sữa 6 tháng đầu năm 2018

07:00 10/08/2018

Vinanet -Kim ngạch nhập khẩu sữa tăng đột biến sau khi CPTPP được ký kết. Cùng với hoạt động nhập khẩu, thị trường nội địa cũng sôi động khi hàng loạt các công ty điều chỉnh tăng giá.
Kể từ ngày 1/1/2018 hàng ngàn dòng thuế từ Liên minh Kinh tế Á-Âu, ASEAN điều chỉnh về 0%, hoạt động nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm biến động tăng/giảm.
Nếu như tháng 1/2018 tăng khá mạnh 22,3%, thì sang tháng 2 giảm trở lại 34,3%. Tuy nhiên đến tháng 3/2018 khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được Việt Nam cùng 10 nước thành viên đã chính thức ký ngày 9/3/2018, thì kim ngạch tăng đột biến, gấp hơn 2 lần so với tháng 2 (tức tăng 102,8%) đạt 102,7 triệu USD. Kết thúc quý 1/2018, kim ngạch đã tăng 10,7% so với quý 4/2017 và tăng 7,5% so với quý 1/2017 đạt 231 triệu USD. Sang đến quý 2/2018 kim ngạch biến động, kết thúc quý đạt 237,3 triệu USD, tăng 2,7% so với quý 1/2018 và tăng 26,1% so với quý 2/2017. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018 đạt 491,9 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình nhập khẩu sữa và sản phẩm từ đầu năm đến hết tháng 6/2018

 

(Nguồn số liệu: TCHQ)
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ 17quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu từ New Zealand, chiếm 34% tỷ trọng đạt 167,7 triệu USD, tăng 49,3% so với cùng kỳ. Nếu tính riêng tháng 6/2018, thì kim ngạch nhập từ thị trường này chỉ đạt 16,6 triệu USD, giảm 23,32% so với tháng 5. Đứng thứ hai sau New Zealand là Singapore, đạt 66,5 triệu USD, tăng 2,62% so với cùng kỳ, riêng tháng 6/2018 giảm 3,79% so với tháng 5 với 11,8 triệu USD.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm kim ngạch nhập từ các trường đều suy giảm chiếm 52,7%, trong đó nhập từ thị trường Nhật Bản và Mỹ tăng vượt trội, với tốc độ tăng tương ứng 80,07% và 57,22% đạt lần lượt 56 triệu USD; 15,8 triệu USD. Ngược lại, nhập từ thị trường Ireand giảm mạnh 51,36% với 7,7 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 6 tháng 2018

Thị trường

T6/2018 (USD)

+/- so với T5/2018(%)*

6T/2018 (USD)

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

New Zealand

16.644.116

-23,32

167.760.293

49,3

Singapore

11.880.851

-3,79

66.514.705

2,62

Hoa Kỳ

6.821.959

-41,45

56.062.895

57,22

Đức

4.760.273

-9,43

31.000.144

13,37

Thái Lan

3.259.408

-35,67

28.778.399

-7,54

Hà Lan

2.556.836

-31,43

18.625.163

-15,58

Malaysia

2.540.974

-26,15

17.417.438

-17,86

Pháp

2.413.805

-22,53

16.420.830

1,2

Nhật Bản

2.071.332

-47,79

15.854.047

80,07

Australia

2.340.093

11,43

13.133.250

-36,88

Ba Lan

3.728.213

-15,45

10.668.319

-42,91

Ireland

1.024.071

3,27

7.758.546

-51,36

Hàn Quốc

1.047.052

-23,24

5.803.721

37,98

Tây Ban Nha

71.603

-95,2

5.335.560

-2,03

Philippines

147.522

-78,86

2.150.966

18,62

Bỉ

66.432

-88,04

1.346.057

-22,89

Đan Mạch

144.596

11,9

714.148

-47,15

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Cùng với hoạt động nhập khẩu, tại thị trường nội cũng sôi động khi hàng loạt các công ty sữa điều chỉnh tăng giá.
Cụ thể, ngày 15/3/2018 Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam tiến hành điều chỉnh 26 dòng sản phẩm công ty đang sản xuất. Mức điều chỉnh trong phạm vi 5% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó.
Tiếp đến là Công ty TNHH Nestle Việt Nam thông báo tăng giá đồng loạt với 11 sản phẩm sữa bột từ 1/5/2018. Một số sản phẩm của công ty được định giá rất cao, như một hộp Nan optipro HA 2 loại 800 gam giá tới 530 nghìn đồng; Nan optipro HA 3 giá 448 nghìn đồng/hộp 800 gam.
Một số hãng sữa thay vì tăng giá thay đổi tên và độ tuổi sử dụng các sản phẩm như Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam. Ngoài ra, đơn vị phân phối sản phẩm sữa Abbott này cũng đồng loạt tăng giá 10 loại sản phẩm. Ví như mức giá mới của Similac IQ 2 (HMO) hộp 900 gam hộp thiếc lên tới 572 nghìn đồng; sữa Similac IQ 4 (HMO) hộp thiếc 1,7 kg giá tới 805 nghìn đồng. Mức giá mới này được áp dụng từ ngày 24/5/2018.
Để tránh phải kê khai giá, một số công ty khác bỏ mẫu cũ và ra sản phẩm mới. Ví như Công ty Nestle Việt Nam vừa công bố ra mắt hai sản phẩm mới là Nan Supreme 1,2 từ ngày 1/6/2018 với mức giá khá cao so với mặt bằng chung thị trường cùng phân khúc.
Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood từ 1/7/2018 cũng liên tiếp cho ra mắt 2 dòng sản phẩm mới là Riso Opti Gold 3 và Riso Opti Gold 4 với mức giá cao ngất ngưởng, lần lượt là 392 nghìn đồng và 355 nghìn đồng/hộp 900 gam.
Cũng theo cách này, Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam) vừa thông báo giá đối với sản phẩm mới là Enfamil Premium Infant Formula (dành cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi) và Enfagrow Premium Toddler Next Step (dành cho trẻ từ 1- 3 tuổi), áp dụng từ ngày 21/7/2018. Mức giá công bố lần lượt là 585 nghìn đồng và 555 nghìn đồng/hộp.
Mới đây Vinamilk thông báo điều chỉnh giá. Theo đó, kể từ ngày 20/7 bốn dòng sản phẩm sữa bột trẻ em Optimum Gold 1, Optimum Gold 2, Optimum Gold 3, Optimum Gold 4 của Vinamilk tăng giá mỗi sản phẩm từ 10.000 đồng đến khoảng 20.000 đồng/hộp thiếc, mức tăng giá sữa trong phạm vi 5%.
Nguyên nhân tăng, theo giải thích của các doanh nghiệp trong ngành sữa bởi chi phí sản xuất đầu vào tăng (giá nguyên liệu thế giới tăng 12-20%, giá ngoại tệ, giá xăng dầu tăng….). Cùng với đó, một thời gian dài (gần 3 năm) thực hiện chương trình Bình ổn giá của Chính phủ, giá sữa của các doanh nghiệp ổn định hoặc giảm giá tùy từng chủng loại gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp….
Nguồn: Vinanet/tienphong.vn

Nguồn:Vinanet