menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2019 giảm cả lượng, giá và kim ngạch

22:00 30/09/2019

Vinanet - 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu giảm 11,6% về lượng, giảm 21% về kim ngạch và giảm 10,7% về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2019 xuất khẩu cà phê sụt giảm trên 18% cả về lượng và kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 114.162 tấn, tương đương 197,14 triệu USD; tuy nhiên, giá tăng nhẹ 0,6%, đạt 1.726,4 USD/tấn. Tính chung cả 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu giảm 11,6% về lượng, giảm 21% về kim ngạch và giảm 10,7% về giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,17 triệu tấn cà phê, tương đương 2,1 tỷ USD, giá trung bình 1.709,4 USD/tấn.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU, chiếm 44,3% trong tổng lượng và chiếm 41,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước đạt 519.700 tấn, tương đương 832,76 triệu USD, tăng 1,1% về lượng nhưng giảm 11,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Trong khối EU, xuất khẩu nhiều nhất sang Đức, với 172.597 tấn, tương đương 270,61 triệu USD, giảm 2,5% về lượng và giảm 15,3% về kim ngạch; xuất khẩu sang Italia 98.542 tấn, tương đương 157,92 triệu USD, tăng 0,6% về lượng nhưng giảm 12,4% về kim ngạch; xuất khẩu sang Tây Ban Nha 91.784 tấn, tương đương 146,77 triệu USD, tăng 8,4% về lượng nhưng giảm 4,9% về kim ngạch; xuất khẩu sang Bỉ 53.436 tấn, tương đương 84,24 triệu USD, tăng 7,2% về lượng nhưng giảm 5,5% về kim ngạch.
Đông Nam Á là thị trường lớn thứ 2 về tiêu thụ cà phê Việt Nam cũng sụt giảm mạnh 25,3% về lượng và giảm 23% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 138.844 tấn, tương đương 275,54 triệu USD, chiếm 11,8% trong tổng lượng và chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ cũng giảm 18,7% về lượng, giảm 28,9% về kim ngạch và giảm 12,6% về giá, đạt 105.912 tấn, tương đương 176,03 triệu USD, giá trung bình 1.662 USD/tấn, chiếm 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang gần như toàn bộ các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 3 thị trường xuất khẩu tăng kim ngạch là: Philippines tăng 19,8%, đạt 129,08 triệu USD; Malaysia tăng 2,3%, đạt 48,37 triệu USD; Canada tăng 10,2%, đạt 8,19 triệu USD.
Ngược lại, một số thị trường sụt giảm rất mạnh gồm có: Mexico giảm 72,4% về lượng và giảm 75,9% về kim ngạch; Nam Phi giảm 70,2% về lượng và giảm 75,4% về kim ngạch; Indonesia giảm 68,8% cả về lượng và giảm 72,6% về kim ngạch; Đan Mạch giảm 60,2% về lượng và giảm 66,5% về kim ngạch.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ NN-PTNT, giá cà phê Việt Nam liên tục giảm do đà giảm chung của cà phê thế giới. Giá cà phê Robusta giao tháng 9 trên thị trường London giảm 41 USD/tấn so với tháng 8/2019, xuống còn 1.297 USD/tấn, đây là mức thấp nhất trong 13 năm do áp lực dư cung.
Giá cà phê Việt Nam thấp còn do Việt Nam chủ yếu xuất thô (chiếm đến hơn 80% khối lượng xuất khẩu). Ngoài ra, cà phê nguyên liệu khi thu hoạch không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ chín, còn lẫn các tạp chất dẫn đến chất lượng thấp...

Thông tin từ Baohaiquan.vn, ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương cũng đánh giá: Việt Nam chủ yếu sản xuất, xuất khẩu cà phê nhân, không đem lại giá trị gia tăng cao. Thế giới biết Việt Nam xuất khẩu cà phê, song thực tế không biết cà phê Việt Nam như thế nào. Một số nhãn hàng như Trung Nguyên, Nguyên Trang… đã tự đem cà phê xuất khẩu tới các thị trường quốc tế, song hầu hết thị trường cũng không mang tầm cạnh tranh đẳng cấp toàn cầu, thậm chí cà phê Việt Nam còn chưa tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành hàng, nhiều chuyên gia đưa ra quan điểm đồng nhất rằng, trước tiên cần nâng cao chất lượng cà phê ở cả khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Theo đó, cần triển khai những biện pháp đồng bộ như thu hút các doanh nghiệp chế biến cà phê đầu tư vào các vùng trồng cây cà phê trọng điểm, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến khích người dân áp dụng các kỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn trong khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Chính phủ cần đẩy mạnh thu hút đầu tư từ nước ngoài về vốn, khoa học công nghệ để xây dựng các nhà máy chế biến phục vụ cho xuất khẩu.

Bên cạnh đó, xu hướng người tiêu dùng trên thế giới luôn sử dụng các sản phẩm có thương hiệu và các chỉ dẫn địa lý nên khâu xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam là điều không thể lơ là. Cụ thể, cần tích cực đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam thành sản phẩm quốc gia trên toàn cầu; khuyến khích phát triển các thương hiệu tư nhân về cà phê để đưa ra thị trường thế giới...

Xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Thị trường

8 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ (%)*

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

1.173.061

2.005.266.767

-11,57

-21,01

EU

519.700

832.757.192

1,1

-11,8

Đông Nam Á

138.844

275.538.860

-25,26

-23,03

Đức

172.597

270.614.339

-2,51

-15,25

Mỹ

105.912

176.031.940

-18,67

-28,92

Italia

98.542

157.917.583

0,59

-12,42

Tây Ban Nha

91.784

146.771.890

8,43

-4,94

Philippines

55.953

129.080.064

-2,14

19,76

Nga

61.876

116.200.419

-0,07

-11,09

Nhật Bản

66.729

113.944.777

-10,76

-23,69

Bỉ

53.436

84.242.302

7,15

-5,49

Algeria

47.003

75.421.556

-6,65

-18,36

Trung Quốc

26.005

58.895.134

-6,79

-13,62

Anh

35.825

56.548.526

4,45

-9,29

Thái Lan

30.767

51.247.717

-29,61

-36,57

Malaysia

29.935

48.374.733

24,98

2,28

Hàn Quốc

21.412

41.722.524

-2,75

-11,7

Ấn Độ

26.751

40.216.034

-34,07

-41,71

Pháp

25.204

38.360.553

-3,11

-17,76

Indonesia

18.612

32.125.313

-68,78

-72,63

Australia

13.761

24.843.300

-12,1

-17,01

Ba Lan

9.603

19.978.376

-7,25

-20,06

Bồ Đào Nha

11.410

18.420.317

-3,92

-14,9

Hy Lạp

9.043

14.198.858

1,53

-11,22

Ai Cập

7.713

12.259.238

-25,7

-32,25

Israel

5.113

12.254.677

-4,63

-15,58

Hà Lan

6.986

12.149.269

-15,22

-28,82

Mexico

6.659

9.953.769

-72,4

-75,93

Canada

4.607

8.189.099

22,72

10,21

Lào

1.650

7.615.893

 

 

Ukraine

3.634

7.580.834

 

 

Chile

3.055

5.357.341

 

 

Romania

2.253

4.767.790

-22,97

-46,18

Hungary

820

4.589.692

 

 

Myanmar

914

3.602.530

 

 

Nam Phi

2.216

3.216.083

-70,15

-75,44

Phần Lan

1.439

3.035.289

 

 

Singapore

571

2.002.625

-46,18

-29,98

New Zealand

918

1.683.879

-47,09

-46,91

Campuchia

442

1.489.985

71,32

-20,65

Đan Mạch

758

1.162.408

-60,23

-66,45

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: VITIC