menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu tăng mạnh ở thị trường Italy và Malaysia

07:50 23/11/2019

Vinanet -Sau khi tăng trưởng ở tháng 9/2019, nhưng sang tháng 10/2019 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu đã sụt giảm trở lại ở cả lượng và trị giá.
Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu chất dẻo và nguyên liệu của cả nước tháng 10/2019 giảm 1,9% về lượng và 4,0% trị giá so với tháng 9/2019, tương ứng với 106,44 nghìn tấn, trị giá 107,24 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 10/2019, xuất khẩu mặt hàng này đạt 977,71 nghìn tấn, trị giá 1,08 tỷ USD, tăng 37,7% về lượng và 41,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trong số những thị trường nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam, thì Trung Quốc đại lục dẫn đầu kim ngạch, ngoài những yếu tố khiến Trung Quốc tăng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam thì yếu tố vị trí, khoảng cách địa lý và thuân lợi cho việc vận chuyển hàng hóa cũng khiến thị trường trở thành chủ lực xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam.
Theo đó, tháng 10/2019 Trung Quốc đại lục đã nhập từ Việt Nam trên 47,95 nghìn tấn chất dẻo nguyên liệu, trị giá 39,13 triệu USD, tăng 4,93% về lượng và tăng 0,78% về trị giá, giá nhập bình quân giảm 3,95% so với tháng 9/2019 chỉ với 815,98 USD/tấn; nếu so sánh với tháng 10/2018 thì giảm 0,68% về lượng, 23,04% trị giá và 22,51% giá nhập bình quân.
Tính chung 10 tháng năm 2019 đạt 382,75 nghìn tấn, trị giá 358,91 triệu USD, giảm 20,58% về lượng và giảm 10,39% trị giá, giá bình quân 937,71 USD/tấn, tăng 12,83% so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng chú ý, tuy đứng sau thị trường Trung Quốc, nhưng xuất khẩu sang thị trường Indonesia và Nhật Bản tăng mạnh cả về lượng và trị giá. Cụ thể, xuất sang Indonesia tăng gấp 2,3 lần về lượng (tương ứng 134,98%) và tăng 97,86% trị giá so với cùng. Xuất sang Nhật Bản tăng gấp 3,3 lần (tương ứng 229,32%) về lượng và gấp 2,7 lần (tương ứng 169,94%) về trị giá. Giá xuất bình quân sang hai thị trường này đều sụt giảm, giảm lần lượt 15,8% với 1231,99 USD/tấn và giảm 18,03% với 1123,13 USD/tấn.
Kế đến là các thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia…
Nhìn chung, 10 tháng đầu năm lượng chất dẻo nguyên liệu xuất sang các thị trường đều tăng trưởng, tuy nhiên giá xuất bình quân lại hầu hết sụt giảm. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Italy tăng vươt trội. Theo đó, 10 tháng 2019 đã xuất sang Italy 13,68 nghìn tấn, trị giá 14,9 triệu USD, giá bình quân 1089,17 USD/tấn, tăng gấp 9,5 lần về lượng (tương ứng 852,05%) và gấp hơn 6,9 lần (tương ứng 587,41%), giá bình quân giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng tháng 10/2019, Việt Nam cũng đã xuất sang Italy 880 tấn, trị giá 793,44 nghìn USD, giảm 50,62% về lượng và 51,19% trị giá so với tháng 9/2019, giá bình quân 901,64 USD, giảm 1,16%. So sánh với tháng 10/2018 giảm 32,62% về lượng và giảm 58,52% trị giá, giá bình quân 38,44%.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng mạnh xuất khẩu sang các thị trường như Nam Phi, Philippines, Malaysia với lượng xuất đều tăng gấp hơn 3 lần về lượng và đều gấp trên 2 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh xuất khẩu sang Canada, với lượng xuất giảm 36,51% về lượng và trị giá giảm 50,21% tương ứng với 1,33 nghìn tấn, trị giá 2,02 triệu USD, giá xuất bình quân giảm 21,58% với 1519,05 USD/tấn.
Đặc biệt, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 10 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm trước có thêm các thị trường Sri Lanka, Bồ Đào Nha, Peru và Nigeria, trong đó xuất sang Sri Lanka nhiều nhất 1,4 nghìn tấn, trị giá 1,86 triệu USD, giá bình quân 1255,03 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 10 tháng năm 2019

Thị trường

10 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

382.758

358.917.204

-20,58

-10,39

Indonesia

120.926

148.979.833

134,98

97,86

Nhật Bản

63.256

71.044.441

229,32

169,94

Thái Lan

34.612

50.289.049

90,86

52,58

Ấn Độ

31.575

38.161.286

26,87

26,47

Philippines

29.168

34.063.490

210,07

153,13

Malaysia

27.787

33.619.690

278,98

171,9

Bangladesh

15.063

18.336.578

82,63

61,56

Italy

13.681

14.900.997

852,05

587,41

Campuchia

11.815

15.601.149

36,05

19,21

Đài Loan

9.998

17.523.177

80,21

51,7

Hàn Quốc

8.996

16.083.529

1,87

-12,53

Myanmar

6.283

7.671.744

53,39

48,43

Australia

4.814

5.874.955

50,39

29,79

Nam Phi

1.731

2.017.214

229,09

205,52

Singapore

1.529

2.445.880

-3,17

-9,61

Canada

1.334

2.026.418

-36,51

-50,21

HongKong (TQ)

788

1.863.486

-41,8

-22,58

Thổ Nhĩ Kỳ

554

766.126

33,17

6,44

Bờ Biển Ngà

360

326.453

62,9

64,82

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: VITIC