menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu rau quả năm 2019 và những lưu ý sau dịch Corona

13:23 05/02/2020

Vinanet - Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả liên tục tăng trong 5 tháng cuối năm 2019, nhưng tính chung cả năm 2019 thì kim ngạch lại giảm 1,6% so với năm 2018, đạt 3,75 tỷ USD, riêng tháng 12/2019 tăng 11,1% so với tháng 11/2019, đạt 335,26 triệu USD.
Trung Quốc liên tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại rau quả của Việt Nam, chiếm tới 64,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, đạt 2,43 tỷ USD, giảm 12,7% so với năm 2018.
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là một số thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như: Đông Nam Á đạt 226,43 triệu USD, tăng 68,7%; Mỹ đạt 150,03 triệu USD, tăng 7,2%; EU đạt 148,19 triệu USD, tăng 28,5%; Hàn Quốc đạt 131,85 triệu USD, tăng 15,8%; Nhật Bản đạt 122,34 triệu USD, tăng 16,4%.
Trong năm 2019, xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với năm 2018, trong đó các thị trường tăng mạnh trên 100% về kim ngạch gồm có: Lào tăng 655%, đạt 78,83 triệu USD; Indonesia tăng 284,8%, đạt 5,75 triệu USD; Hồng Kông tăng 235,5%, đạt 72,09 triệu USD.
Chỉ có một vài thị trường sụt giảm kim ngạch như: U.A.E giảm 10,7%, đạt 35,2 triệu USD; Ukraine giảm 9,1%, đạt 1,05 triệu USD; Malaysia giảm 32,2%, đạt 31,1 triệu USD.
Rau quả xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương đánh giá: Nếu dịch viêm phổi do virus corona kéo dài, việc thông thương, đi lại qua các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc bị hạn chế thì chắc chắn lưu lượng hàng hóa thông qua các cửa khẩu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong thời gian tới. Các DN Việt Nam, đặc biệt là DN kinh doanh nông sản cần lường trước tình huống DN Trung Quốc không thể nhận hàng để có giải pháp thay đổi phương thức giao hàng, chuyển hướng XK hoặc tiêu thụ trong nước cho phù hợp. Bên cạnh đó, các DN cần bám sát tình hình, trao đổi thường xuyên với đối tác để nắm được những thay đổi phát sinh trong trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra. Các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc cũng cần theo dõi chặt chẽ hoạt động giao thương của cư dân biên giới để đảm bảo có biện pháp quản lý đồng bộ với hoạt động thương mại thông qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia.
Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các địa phương, hiệp hội ngành hàng, DN, thương lái, hộ nông dân cũng như các tổ chức, cá nhân liên quan theo dõi sát diễn biến hoạt động XK nông, thủy sản nói chung và trái cây nói riêng qua các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng… nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, XK hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác; thực hiện nghiêm túc hoạt động XK sang thị trường Trung Quốc theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng, triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước NK, tránh phát sinh rủi ro và giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Một số chuyên gia trong ngành nông nghiệp nhìn nhận, dịch bệnh viêm phổi do virus corona từ Trung Quốc không chỉ gây khó khăn tới tình hình XK hàng hóa, đặc biệt là nông sản sang Trung Quốc mà còn tác động đến các thị trường châu Âu, châu Mỹ khi người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới hạn chế đi lại mua sắm, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ. Vì vậy, bên cạnh sự thận trọng, DN cần thực sự có giải pháp tự ứng cứu, không thể hoàn toàn trông chờ vào việc mở cửa trở lại từ thị trường Trung Quốc. Điển hình như, các mặt hàng rau quả, trái cây... có thể nỗ lực hơn nữa thúc đẩy XK sang các thị trường khác, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc...

Xuất khẩu rau quả năm 2019

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/1/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

 

Thị trường

 

Tháng 12/2019

So với tháng 11/2019 (%)

 

Năm 2019 (USD)

 

So với năm 2018 (%)

 

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch XK

335.260.339

11,11

3.747.061.007

-1,64

100

Trung Quốc đại lục

187.739.158

14,82

2.429.651.672

-12,72

64,84

Đông Nam Á

40.935.774

4,6

226.425.755

68,66

6,04

Mỹ

12.264.870

-6,15

150.034.996

7,21

4

EU

13.892.233

9,04

148.187.958

28,48

3,95

Hàn Quốc

12.120.669

-3,46

131.845.979

15,76

3,52

Nhật Bản

9.940.413

-14,45

122.344.422

16,37

3,27

Hà Lan

6.038.005

-5,37

79.766.640

33,19

2,13

Lào

19.964.538

6,23

78.834.677

655,04

2,1

Thái Lan

13.256.214

0,67

74.942.248

66,25

2

Đài Loan (TQ)

9.588.105

66,74

73.357.647

76,68

1,96

Hồng Kông (TQ)

8.831.640

23,78

72.089.456

235,47

1,92

Australia

6.100.595

74,85

44.724.322

6,29

1,19

U.A.E

3.706.130

8,33

35.201.936

-10,68

0,94

Nga

3.954.959

1,6

34.557.712

15,8

0,92

Singapore

2.668.967

1,08

32.430.326

12,56

0,87

Malaysia

2.845.882

-2,26

31.099.534

-32,17

0,83

Pháp

4.446.947

44,87

29.755.714

16,17

0,79

Canada

2.754.556

14,89

25.915.316

15,3

0,69

Đức

2.285.214

19,32

18.921.541

6,26

0,5

Saudi Arabia

1.042.011

-27,96

13.030.329

 

0,35

Italia

348.308

-41,95

11.271.199

91,28

0,3

Ai Cập

601.827

 

10.321.374

 

0,28

Anh

773.759

-0,09

8.472.864

38,03

0,23

Indonesia

1.615.906

20,66

5.752.304

284,8

0,15

Thụy Sỹ

606.077

52,55

4.787.888

 

0,13

Kuwait

431.971

53,43

3.796.978

3,19

0,1

Campuchia

584.267

106,68

3.366.666

30,9

0,09

Na Uy

302.660

8,5

2.925.983

 

0,08

Ukraine

26.642

-67,96

1.046.934

-9,1

0,03

Senegal

72.730

175,23

823.184

 

0,02

 

 

Nguồn:VITIC