menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu xi măng và clanhke sang thị trường Australia tăng đột biến

14:51 27/02/2019

Vinanet -Tuy là thị trường nhập khẩu xi măng và clanhke từ Việt Nam chỉ chiếm 0,8/% thị phần, nhưng xuất sang Australia tăng đột biến cả về lượng và trị giá.
Theo cục XNK (Bộ Công Thương), ước tính xuất khẩu clanhke và xi măng trong tháng 2/2019 đạt khoảng 2,5 triệu tấn, trị giá 105 triệu USD, giá xuất bình quân 42 USD/tấn, giảm 13% về lượng và 14,8% trị giá, giảm 2,1% về giá so với tháng 1/2019; nếu so với tháng 2/2018, tăng 15,2% về lượng và 36,3% trị giá, giá bình quân tăng 18,3%.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2019 đã xuất được chừng 5,37 triệu tấn, trị giá 228 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và 29,9% trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, tháng 1/2019 xuất khẩu clanhke và xi măng tăng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 10% về lượng và 9% trị giá so với tháng 12/2018 đạt tương ứng 2,8 triệu tấn, trị giá 123,26 triệu USD.
Clanhke và xi măng của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, trong đó Philippien đứng đầu về lượng xuất, đạt 778,2 nghìn tấn, trị giá 38,9 triệu USD, giá xuất bình quân 50,07 USD/tấn, tăng 33,98% về lượng, 49,56% trị giá và giá bình quân tăng 11,62% so với tháng 1/2018.
Thị trường có lượng xuất nhiều đứng thứ hai là Bangladesh, đạt 770,4 nghìn tấn, trị giá 29,8 triệu USD, giảm 15,25% về lượng nhưng tăng 6,89% trị giá, bởi giá xuất bình quân tăng 26,12% đạt 38,76 USD/tấn.
Kế đến là các athij trường Trung Quốc lục địa, Đài Loan (TQ), Malaysia, Peru, Campuchia, Australia và cuối cùng là Lào – đây là những thị trường có lượng xuất với tốc độ giảm dần, trong đó đáng chú ý xuất khẩu sang thị trường Australia tăng đột biến, tuy lượng xuất chỉ đạt 25,7 nghìn tấn, trị giá 1,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 42 lần về lượng (tức tăng 4105,56%) và gấp 18,2 lần trị giá (tức tăng 1721,44%), mặc dù giá xuất bình quân giảm 56,69% chỉ đạt 52,03 USD/tấn.
Nhìn chung, tháng đầu năm 2019 xuất khẩu xi măng và clanhke sang các thị trường hầu hết lượng đều tăng trưởng, số này chiếm 66%.
Ở chiều ngược lại, thị trường với lượng xuất sụt giảm chiếm 33,3% theo đó xuất sang Trugn Quốc lục địa giảm nhiều nhất 17,86% về lượng và 0,11% trị giá, tương ứng với 623 nghìn tấn, trị giá 23,93 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu xi măng và clanhke tháng 1/2019

Thị trường

T1/2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Philippines

778.249

38.967.324

33,98

49,56

Bangladesh

770.498

29.863.777

-15,25

6,89

Trung Quốc

623.093

23.930.680

-17,86

-0,11

Đài Loan

186.440

7.574.305

15,51

55,28

Malaysia

89.316

3.417.135

36,79

68,67

Pê Ru

44.000

2.108.000

-12,81

-8,31

Campuchia

33.130

1.754.054

4,85

8,93

Australia

25.738

1.339.126

4.105,56

1.721,44

Lào

17.585

1.322.870

38,66

53,6

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Dẫn nguồn tin từ TBTCO, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Philippines (Bộ Công thương), Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) vừa có thông báo về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu vào quốc gia này.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, sau quá trình điều tra, DTI kết luận rằng lượng nhập khẩu xi măng gia tăng đột biến là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ điều tra.
Do đó, để bảo vệ cũng như thúc đẩy ngành sản xuất nội địa tiếp tục phát triển, DTI quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 8,40 Php/túi 40kg, tương đương 210 peso/tấn (khoảng 4 USD/tấn).
Theo đó, biện pháp tự vệ tạm thời này sẽ có hiệu lực trong 200 ngày dưới hình thức tiền ký quỹ đối với xi măng nhập khẩu với sản phẩm bị điều tra là xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000; thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại từ năm 2013-2017.
Cơ quan điều tra cho rằng, lượng xi măng nhập khẩu đã gia tăng tới 70% trong giai đoạn 2014-2017. Được biết, Việt Nam là nước có lượng xuất khẩu và thị phần xuất khẩu xi măng lớn nhất vào Philippines trong giai đoạn này.

Nguồn: VITIC Tổng hợp

Nguồn:Vinanet