menu search
Đóng menu
Đóng

Nguồn cung và nhu cầu dầu thế giới

08:31 28/11/2022

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% trong phiên giao dịch vào chiều thứ Tư do tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm và đồng USD giảm giá, nhưng lo ngại OPEC+ sẽ giữ nguyên sản lượng tại cuộc họp sắp tới và nhu cầu giảm tại Trung Quốc hạn chế mức tăng.
Dầu thô Brent tăng 95 US cent hay 1,14% lên 83,98 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) tăng 80 cent hay 1,02% lên 79,00 USD/thùng.
Các kho tồn trữ dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ giảm khoảng 7,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 25 tháng 11, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ.
Tồn trữ xăng dự kiến tăng khoảng 2,9 triệu thùng, trong khi dự trữ sản
Trung Quốc: Trung Quốc áp dụng chiến lược Không COVID (Zero COVID) đẩy các công ty và người lao động vào nguy cơ đóng cửa nhanh chóng, đóng băng các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tác động mạnh lên nhu cầu dầu ở Trung Quốc. Nhu cầu dầu của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 9/2022, tăng 0,6 triệu thùng/ngày, sau khi giảm 0,45 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022.
Nhu cầu Naphtha tăng 0,3 triệu thùng/ngày so với năm trước do nhu cầu của ngành công nghiệp hóa dầu tăng. Nhu cầu xăng dầu giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2022, từ mức giảm 0,29 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tiếp tục chậm lại do hạn chế của đại dịch.
Sự phục hồi trong lĩnh vực lọc dầu và xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc trong tháng 9/2022 vẫn không đủ bù đắp cho sự thiếu hụt, khiến nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới tiếp tục bổ sung kho dự trữ.
Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã sản xuất 13,88 triệu thùng dầu thô/ngày trong tháng 9/2022. Đây là mức cao nhất trong 9 tháng qua, đồng thời là mức tăng đầu tiên trong năm kể từ tháng 11/2021.
Tuy nhiên, tổng lượng dầu thô có sẵn cho các nhà máy lọc dầu là 13,88 triệu thùng/ngày, bao gồm nhập khẩu 9,79 triệu thùng/ngày và sản lượng nội địa là 4,09 triệu thùng/ngày.
Điều này có nghĩa là lượng dầu thô hiện có nhiều hơn 60.000 thùng/ngày so với lượng dầu đã qua xử lý, điều này có nghĩa rằng vẫn còn một lượng nhỏ dầu thô tồn kho mặc dù sản lượng của nhà máy lọc dầu đã phục hồi.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc đã nhập thêm khoảng 400.000 thùng/ngày vào kho dự trữ, phần lớn là do hoạt động tinh chế dầu thấp hơn nhập khẩu dầu thô, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc đã tăng trong tháng 9/2022 lên khoảng 433.000 thùng/ngày, tăng so với mức 200.000 thùng/ngày của tháng 8/2022 và là mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 07/2021.
Trong khi xuất khẩu dầu diesel vẫn giảm 68% trong 9 tháng đầu năm, sự phục hồi trong tháng 9/2022 cho thấy một số hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tăng xuất khẩu nhiên liệu vận tải trong những tháng tới.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 10/2022, nhập khẩu 10,16 triệu thùng/ngày (bpd), cao nhất kể từ tháng 5 và tăng 14% so với cùng tháng năm 2021.
Trung Quốc tăng cường nhập khẩu nhập khẩu dầu thô để bổ sung kho dự trữ hoạt động cho hai nhà máy lọc dầu mới do giá dầu thấp hơn so với các tháng trước. Nhập khẩu dầu thô cũng được tăng cường nhờ việc cấp thêm hạn ngạch cho các nhà máy lọc dầu độc lập, trong đó Zhejiang Petrochemical Corp được cấp 10 triệu tấn, tương đương khoảng 73 triệu thùng, và ChemChina nhận được khoảng 32 triệu thùng.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 10, nhập khẩu 10,16 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 10, cao nhất kể từ tháng 5 và tăng 14% so với cùng tháng năm 2021, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.
Trung Quốc tăng cường nhập khẩu nhập khẩu dầu thô để bổ sung kho dự trữ hoạt động cho hai nhà máy lọc dầu mới, giá dầu thấp hơn so với các tháng trước, hạn ngạch nhập khẩu nhiều hơn cho các nhà máy lọc dầu độc lập và liên tục thúc đẩy xuất khẩu nhiên liệu tinh chế.
Lượng dầu thô bổ sung này có thể đã được đảm bảo trong khoảng thời gian vài tháng, nhưng vẫn làm tăng thêm lượng nhập khẩu gia tăng của Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng có thể đã tăng cường nhập khẩu vào tháng 10 do giá dầu thô giảm.
Dầu Brent giảm từ mức cao 110,67 USD/thùng vào ngày 29/7 xuống mức thấp nhất là 83,65 USD vào ngày 26/9 và từ đó có xu hướng tăng.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và thường là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc, cũng hạ giá bán chính thức (OSP) cho các lô hàng vận chuyển trong tháng 10, điều này có thể khuyến khích các nhà máy lọc dầu mua thêm dầu.
Nhập khẩu dầu thô cũng được tăng cường nhờ việc cấp thêm hạn ngạch cho các nhà máy lọc dầu độc lập, trong đó Zhejiang Petrochemical Corp được cấp 10 triệu tấn, tương đương khoảng 73 triệu thùng, và ChemChina nhận được khoảng 32 triệu thùng.
Hạn ngạch bổ sung có thể sẽ thúc đẩy nhập khẩu trong quý IV khi các nhà máy lọc dầu tăng cường mua hàng để sử dụng đầy đủ lượng phân bổ của họ.
Xuất khẩu gia tăng các sản phẩm tinh chế cũng đóng vai trò thúc đẩy nhập khẩu dầu thô, với 4,46 triệu tấn nhiên liệu được vận chuyển trong tháng 10.
Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 1,15 triệu thùng/ngày trong tháng 10. Con số này giảm so với mức 1,5 triệu thùng/ngày của tháng 9 và 1,23 triệu thùng/ngày của tháng 8, nhưng đáng chú ý là ba tháng qua là mức mạnh nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và thường là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc, cũng hạ giá bán chính thức (OSP) cho các lô hàng vận chuyển trong tháng 10, điều này có thể khuyến khích các nhà máy lọc dầu mua thêm dầu. Hạn ngạch bổ sung có thể sẽ thúc đẩy nhập khẩu trong quý IV/2022 khi các nhà máy lọc dầu tăng cường mua hàng để sử dụng đầy đủ lượng phân bổ của họ.
Các ca nhiễm Covid-19 gia tăng tại một số thành phố lớn của Trung đã tác động tới nhu cầu dầu mỏ Trung Quốc năm 2022. Dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2022 chỉ tăng 0,4 triệu thùng/ngày, từ mức tăng 1,0 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Ấn Độ: Nhu cầu dầu của Ấn Độ vẫn duy trì mức tăng trong tháng 9/2022, tăng 0,3 triệu thùng/ngày (6,2%) so với năm trước đó. Nhu cầu xăng dầu được hỗ trợ mạnh bởi kinh tế tăng trưởng kể từ khi nới lỏng các hạn chế Covid-19.
Nhu cầu xăng dầu được thúc đẩy bởi hoạt động, sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, thúc đẩy hoạt động du lịch, tổng lưu lượng hành khách hàng không của Ấn Độ (trong nước và quốc tế) tăng.
Trong năm 2022, với dự kiến tăng trưởng kinh tế 7,1% và sẽ nhanh chóng ngăn chặn được biến thể Omicron Covid-19, nhu cầu dầu dự kiến sẽ phục hồi. Lưu lượng giao thông đã tăng trở lại, nhu cầu xăng và dầu diesel sẽ tăng dựa trên triển vọng kinh tế tiếp tục phát triển và nhu cầu về nhiên liệu vận tải. Lĩnh vực công nghiệp phát triển sẽ hỗ trợ cho nhu cầu dầu diesel, LPG và naphtha. Các lễ hội hàng năm trong quý IV/2022 sẽ thúc đẩy nhu cầu xăng dầu.
OECD Châu Âu: Tiêu thụ xăng dầu trong khu vực giảm trong tháng 8/2022 tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu được thúc đẩy bởi hoạt động hàng không tăng 78,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất trong khu vực tiếp tục suy yếu do hoạt động kinh tế chậm lại và tỷ lệ lạm phát trong khu vực đồng euro tiếp tục tăng và đã đạt kỷ lục mới vào tháng 9 khi lên đến 10%. Đây cũng là mức cao nhất kể từ khi khu vực đồng tiên chung được thành lập. So với tháng 8, tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 đã vượt quá dự đoán của các nhà phân tích, những người đã tính toán mức tăng trưởng chỉ đạt tối đa 9,7%. Trong đó, giá năng lượng đã tăng 2,2% so với tháng trước.
Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 2011, trước tình hình giá tiêu dùng tăng mạnh, lãi suất cơ bản đã tăng. Vào tháng 9, ngân hàng này đã tăng lãi suất 0,75% lên 1,25%, một mức chưa từng có trong lịch sử.
Dự báo GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chậm lại từ tốc độ tăng trưởng 2,0% trong quý 3/2022 xuống còn 0,5% trong quý 4/2022, do ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế chậm lại, căng thẳng địa chính trị, hoạt động sản xuất thương mại ảnh hưởng đến nhu cầu dầu của khu vực.
Triển vọng về nhu cầu dầu mỏ của châu Âu trong quý I/2023 dự kiến sẽ không cải thiện do tăng trưởng GDP của khu vực sẽ giảm. Ngoài ra, giá năng lượng tăng, căng thẳng địa chính trị và gián đoạn nguồn cung là nguyên nhân dẫn tới nhu cầu dầu mỏ sẽ chậm lại.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới trong trung và dài hạn. Nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ đạt 103 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 2,7 triệu thùng/ngày so với năm 2022 và tăng 1,4 triệu thùng/ngày so với dự báo được đưa ra vào năm trước.
OPEC cũng nâng dự báo nhu cầu trong trung hạn (đến năm 2027) thêm 2 triệu thùng/ngày. OPEC dự báo đến năm 2030, nhu cầu dầu mỏ trung bình của thế giới là 108,3 triệu thùng/ngày, và đến năm 2045 là 109,8 triệu thùng/ngày.
Trong báo cáo, OPEC cho rằng tình trạng hạn chế nguồn cung sẽ kéo dài trong trung hạn, với sản lượng của OPEC trong năm 2027 sẽ thấp hơn mức của năm 2022, trong khi nguồn cung của các nước không thuộc OPEC sẽ tăng lên.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 27/10 cho rằng nhu cầu tất cả nhiên liệu hóa thạch của thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm hoặc gần như không thay đổi theo mô hình tính toán của cơ quan này, trong đó nhu cầu dầu thô sẽ giảm từ giữa thập kỷ tới.
Bắt đầu từ tháng 11, Saudi Arabia sẽ cắt giảm sản lượng dầu 573.000 thùng/ngày, động thái được thực hiện trong khuôn khổ quyết định của OPEC+ nhằm duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ. Với việc cắt giảm này, sản lượng dầu mỏ của hai nước Saudi Arabia và Nga sẽ ở mức 10,478 triệu thùng/ngày.
Saudi Arabia đã tăng sản lượng khai thác dầu trong thời gian 16 tháng liên tiếp, bắt đầu từ tháng 4/2021 khi sản lượng ở mức khoảng 8.134 triệu thùng/ngày.
Điều này đồng nghĩa Saudi Arabia đã nâng sản lượng dầu của nước này khoảng 2,917 triệu thùng/ngày trong giai đoạn nêu trên. 

Nguồn:VITIC/Reuter