menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tuần tới 14/9/2019: Giá dầu và vàng giảm

22:40 15/09/2019

Vinanet -Tuần qua, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động chủ yếu từ những thông tin về diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tình hình kinh tế Mỹ cũng như chính sách tiền tệ của các ngân hàng lớn trên thế giới.
Năng lượng: Giá dầu giảm mạnh
Phiên cuối tuần, giá dầu giảm sau số liệu cho thấy tồn trữ dầu Mỹ tăng lên. Kết thúc phiên, dầu ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn tháng 10/2019 giảm 24 US cent, hay 0,4%, xuống 54,85 USD/thùng; dầu Brent kỳ hạn tháng 11/2019 giảm 16 US cent, hay 0,3%, xuống 60,22 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm gần 3%, trong khi dầu Brent giảm 2,1%.
Theo nhà phân tích hàng hóa Robbie Fraser thuộc Schneider Electric, những lo ngại về tình trạng dư cung gia tăng trong bối cảnh không chắc chắn về 3 yếu tố: Chính sách thương mại của Mỹ và Trung Quốc, Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu và Mỹ trừng phạt Iran. Việc Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton bất ngờ từ chức có thể làm tăng khả năng sẽ có đối thoại trực tiếp giữa Mỹ và Iran, từ đó dẫn tới một lượng dầu nhất định của Iran quay lại thị trường quốc tế.
Giám đốc phụ trách năng lượng của Mizuho USA, Robert Yawger, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran như một hành động thiện chí trước khi tiến hành các cuộc đàm phán hoặc có thể đàm phán về việc kết thúc trừng phạt tại cuộc gặp thượng đỉnh với Iran.
Liên quan tới nguồn cung dầu thế giới, hiện đang có nhiều thông tin tác động trái chiều. Ủy ban Giám sát Hỗn hợp Cấp bộ trưởng (JMMC) - chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (còn gọi là OPEC+) - ngày 12/9 tái khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng. Giá dầu Brent đã tăng khoảng 12% từ đầu năm tới nay nhờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày của OPEC+.
Trong khi đó, những dấu hiệu hạ nhiệt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, hai nền kinh tế lớn nhất và tiêu thụ nhiều dầu nhất nhì thế giới, cũng là tâm điểm chú ý của các nhà giao dịch dầu mỏ, bởi cuộc chiến này được nhìn nhận là yếu tố đe dọa kinh tế toàn cầu, làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Ngày 13/9, Trung Quốc tiếp tục tỏ thiện chí với Mỹ khi cho phép miễn áp thuế bổ sung lên một số nông sản của Mỹ như đậu tương và thịt lợn, trong bối cảnh có khả năng hai bên sắp đạt được thỏa thuận, ít nhất là thỏa thuận tạm thời, để giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai nước – gia tăng trong thời gian gần đây. Hai nước đã có những cử chỉ hòa giải trước khi bước vào các cuộc đàm phán mới.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tuần qua tăng mạnh theo xu hướng giá tại Châu Âu, lần tăng đầu tiên tăng trong 3 tuần. Giá LNG kỳ hạn tháng 10/2019 tại Đông Bắc Á đạt 4,90 - 5,20 USD/mmBtu, so với 4,40 USD cách đây một tuần.
Giá LNG tại Châu Âu đã tăng vọt trong tuần này do (1) nhà sản xuất Gazprom của Nga giảm cung cấp khí đốt qua đường ống Opal vào Đức, (2) nhiều vấn đề phát sinh đối với 5 lò phản ứng hạt nhân của Pháp và (3) thông tin mỏ khí Groningen của Hà Lan buộc phải ngừng sản xuất sớm hơn 8 năm so với dự kiến ban đầu. Giá khí đốt kỳ hạn tháng 10/2019 tại Hà Lan – được dùng tham chiếu cho toàn Châu Âu - đạt trên 5 USD/mmBtu, tăng hơn 1 USD so với tuần trước.
Thị trường LNG Châu Á và Châu Âu năm nay liên quan với nhau mật thiết hơn do thương mại khí đốt tăng mạnh.
Kim loại quý: Giá vàng giảm tuần thứ 3 liên tiếp
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giảm do số liệu kinh tế Mỹ khả quan và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ lên các mức cao trong nhiều tuần. Vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.491,41 USD/ounce, trong khi vàng giao kỳ hạn giảm 0,5% (gần 8 USD) xuống 1.499,50 USD/ounce.
Số liệu do trường Đại học Michigan công bố ngày 13/9 cho thấy, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ tháng 9/2019 ước tính tăng lên 92 điểm, từ mức 89,8 điểm của tháng 8/2019. Trong khi đó, doanh số bán lẻ tăng 0,4% trong tháng 8/2019. Những điều này làm giảm lo ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái. Giới đầu tư cũng đang đón đợi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra vào tuần tới, và dự đoán lãi suất của Mỹ sẽ được hạ thêm 25 điểm cơ bản.
Các nhà đầu tư tăng cường mua những tài sản mang tính rủi ro kể từ ngày 6/9, sau khi Trung Quốc thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, trong khi Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, nói rằng cơ quan này sẽ tiếp tục có “hành động thích hợp” để duy trì đã tăng trưởng của nền kinh tế.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu lại cũng khiến các nhà đầu tư giảm nhu cầu mua vàng. Trung Quốc đã thông báo sẽ miễn áp thuế bổ sung đối với 16 loại mặt hàng của Mỹ. Dự kiến, quyết định này sẽ có hiệu lực trong một năm, bắt đầu từ ngày 17/9/2019 đến 16/9/2020. Đáp lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày thông báo, theo yêu cầu của Bắc Kinh, ông đã nhất trí hoãn hai tuần kế hoạch tăng thuế lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa vốn đã bị áp mức thuế 25%. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các cường quốc kinh tế này dự kiến sẽ nối lại cuộc đàm phán thương mại cấp cao vào tháng tới.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng và chì tăng
Phiên cuối tuần, giá đồng chạm mức cao nhất 1,5 tháng do các nhà đầu tư hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ- Trung giảm bớt có thể thúc đẩy nhu cầu kim loại. Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn LME tăng 2,5% lên 5.975 USD/tấn, mức cao nhất kể từ 30/7/2019.
Giá chì cũng tăng lên mức cao nhất 6 tháng, cụ thể tăng 1,4% đạt 2.106 USD vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt 2.118 USD/tấn, mức cao nhất kể từ 15/3/2019. Trái lại, giá nickel giảm 1,3% còn 17.750 USD/tấn do lượng nickel lưu tại kho của sàn LME tăng 6,6% lên 166.680 tấn, cao nhất kể từ 24/6/2019, làm giảm bớt tình trạng thiếu hụt ngắn hạn trong các kho của LME.
Nông sản: Giá hầu hết tăng
Phiên cuối tuần, giá đường hợp đồng kỳ hạn tháng 10/2019 tăng trước đáo hạn. Cụ thể, giá đã tăng 12,4 USD, tương đương 3,2%, đạt 329,4 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 8,3%.
Giá đường thô tại New York cùng kỳ hạn cũng tăng 0,13 US cent, tương đương 1,2%, đạt 10,89 US cent/lb. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá giảm 1,2%.
Giá đậu tương tại Mỹ vừa đạt mức cao nhất 6 tuần do Trung Quốc tiến hành đợt mua đậu tương của Mỹ lần đầu tiên trong vòng mấy tháng gần đây. Việc Trung Quốc miễn áp thuế đôi với một số nông sản Mỹ, trong đó có đậu tương, cũng góp phần đẩy giá đi lên.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2019 tại Chicago tăng 3-1/4 US cent lên 8,98-3/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá tăng 4,8%, mức tăng cao nhất trong 3,5 tháng.
Trung Quốc thông báo sẽ miễn trừ một số sản phẩm nông nghiệp, bao gồm đậu tương và thịt lợn, khỏi danh sách đánh thuế bổ sung. Các công ty Trung Quốc đã đặt mua ít nhất 10 chuyến tàu chở đậu tương của Mỹ trước cuộc đàm phán cấp cao diễn ra vào tháng tới. Phía Mỹ cũng đã xác nhận rằng các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã đặt mua 204.000 tấn đậu tương kỳ hạn giao trong năm marketing 2019/20.
Giá cao su tại Tokyo đã tăng lên mức cao nhất 3,5 tuần do căng thẳng thương mại Mỹ- Trung dịu bớt và các nhà đầu tư Nhật Bản tích cực mua vào trước kỳ nghỉ dài. Cao su kỳ hạn tháng 2/2020 trên sàn TOCOM tăng 1 JPY, tương đương 0,6%, đạt 170,6 JPY (1,58 USD)/kg. Trong phiên, có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 21/8 là 170,8 JPY. Tính chung cả tuần, giá tăng 3,4%. Cao su TSR 20 giao tháng 3/2020 đóng cửa ở mức 141,2 JPY/ kg.
Tại Singapore, giá cao su giao tháng 10/2019 cũng tăng 0,3% đạt 134,2 US cent/kg. Thị trường Trung Quốc đóng cửa nghỉ nhân dịp Tết Trung Thu.
Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2019 giảm 0,85 US cent, tương đương 0,8%, xuống còn 1,0275 USD/lb trong phiên cuối tuần, sau khi tăng mạnh gần đây. Cà phê Robusta giao tháng 11/2019 cũng giảm 13 USD, tương đương 1%, còn 1.318 USD/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 7/9

Giá 14/9

14/9 so với 13/9

14/9 so với 13/9 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

56,52

54,85

-0,24

-0,44%

Dầu Brent

USD/thùng

61,54

60,22

-0,16

-0,26%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.270,00

36.690,00

-150,00

-0,41%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,50

2,61

+0,04

+1,55%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

157,42

155,31

+0,01

+0,01%

Dầu đốt

US cent/gallon

190,03

187,78

-0,73

-0,39%

Dầu khí

USD/tấn

575,50

577,00

+0,75

+0,13%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

55.040,00

54.890,00

-170,00

-0,31%

Vàng New York

USD/ounce

1.515,50

1.499,50

-7,90

-0,52%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.166,00

5.160,00

-35,00

-0,67%

Bạc New York

USD/ounce

18,12

17,57

-0,61

-3,34%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,80

61,30

-1,50

-2,39%

Bạch kim

USD/ounce

951,22

948,55

-2,87

-0,30%

Palađi

USD/ounce

1.542,09

1.611,08

-8,60

-0,53%

Đồng New York

US cent/lb

263,40

269,95

+5,90

+2,23%

Đồng LME

USD/tấn

5.833,00

5.974,50

+141,50

+2,43%

Nhôm LME

USD/tấn

1.791,00

1.810,00

+7,00

+0,39%

Kẽm LME

USD/tấn

2.328,00

2.385,00

+38,00

+1,62%

Thiếc LME

USD/tấn

17.375,00

16.475,00

-650,00

-3,80%

Ngô

US cent/bushel

355,50

368,75

+1,50

+0,41%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

463,75

483,50

-0,25

-0,05%

Lúa mạch

US cent/bushel

269,00

280,50

-2,50

-0,88%

Gạo thô

USD/cwt

11,97

12,26

+0,08

+0,62%

Đậu tương

US cent/bushel

857,75

898,75

+3,25

+0,36%

Khô đậu tương

USD/tấn

293,00

301,50

+0,20

+0,07%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,65

29,43

+0,27

+0,93%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

442,80

449,80

+2,70

+0,60%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.277,00

2.337,00

+18,00

+0,78%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

97,05

102,75

-0,85

-0,82%

Đường thô

US cent/lb

11,02

11,94

+0,10

+0,84%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

102,00

101,95

-1,05

-1,02%

Bông

US cent/lb

58,58

62,28

+0,07

+0,11%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

353,60

378,50

-2,00

-0,53%

Cao su TOCOM

JPY/kg

164,60

169,70

-0,90

-0,53%

Ethanol CME

USD/gallon

1,30

1,36

+0,01

+0,74%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn:Vinanet