menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường lúa gạo ngày 8/3: Giá gạo giảm

17:08 08/03/2021

Tại khu vực ĐBSCL giá gạo hôm nay giảm, giá lúa đi ngang.

Giá gạo nguyên liệu IR 504 giảm 150-200 đồng/kg xuống 9.500-9.600 đồng/kg; giá gạo thành phẩm xuất khẩu TP IR 504 giảm 200-300 đồng/kg xuống 10.800 đồng/kg.

Tại An Giang giá nếp vỏ (tươi) giảm 200 đồng/kg xuống 5.800-6.000 đồng/kg.
 Giá lúa gạo tại tỉnh An Giang ngày 08-03-2021

Tên mặt hàng

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Giá bán tại chợ

(đồng)

Giá (+)(-) so với ngày 05-03

Lúa gạo

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.800 - 6.000

 

-200

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.700 - 5.800

 

 

- Nếp vỏ (khô)

kg

-

 

 

- Lúa Jasmine

kg

-

Lúa tươi

 

- Lúa IR 50404

kg

7.000

 

- Lúa OM 9577

kg

7.000

 

- Lúa OM 9582

kg

7.000

 

- Lúa Đài thơm 8

kg

7.200 - 7.400

 

- Lúa OM 5451

kg

7.200 - 7.400

 

- Nàng Hoa 9

kg

7.500 - 7.600

 

- Lúa OM 6976

kg

7.000 - 7.200

 

- Lúa OM 18

Kg

7.000

 

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.000

Lúa khô

 

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

7.500

 

- Lúa Đài thơm 8 (khô)

kg

 

 

- Nếp ruột

kg

 

13.000 - 14.000

 

- Gạo thường

kg

 

11.000 - 12.000

 

- Gạo Nàng Nhen

kg

 

16.000

 

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

 

18.000 - 19.000

 

- Gạo thơm Jasmine

kg

 

15.000 - 16.000

 

- Gạo Hương Lài

kg

 

19.500

 

- Gạo trắng thông dụng

kg

 

14.500

 

- Gạo Sóc thường

kg

 

16.400

 

- Gạo thơm Đài Loan trong

kg

 

20.000

 

- Gạo Nàng Hoa

kg

 

16.200

 

- Gạo Sóc Thái

kg

 

20.500

 

- Tấm thường

kg

 

12.500

 

- Tấm thơm

kg

 

13.500

 

- Tấm lài

kg

 

12.000

 

- Gạo Nhật

kg

 

24.000

 

- Cám

kg

 

6.000

 

Được mùa, trúng giá, xuất khẩu gạo được đà tăng tốc

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua gạo Việt Nam cùng với mức giá cao tạo cơ sở cho kỳ vọng rằng xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục khởi sắc trong năm 2021.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 608.768 tấn, trị giá 336 triệu USD, giảm lần lượt 34% về lượng và gần 22% về trị giá. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là giá gạo xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng, đạt trung bình 551,7 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2020 và tăng 15,4% so với tháng 1/2020.

Một nguyên nhân khác tác động tới sự sụt giảm của xuất khẩu gạo trong 2 tháng qua được các DN nêu lên chính là do giá cước vận tải biển tăng chóng mặt do thiếu hụt container rỗng. Theo đó, nhiều nhà nhập khẩu đã trì hoãn việc mua hàng với kỳ vọng hoạt động logistics quốc tế sẽ sớm ổn định lại giúp giá cước trở về mức hợp lý.

Trên thực tế, nhiều DN xuất khẩu gạo đã tích cực đàm phán và đẩy mạnh xuất khẩu ngay từ những ngày đầu năm. Điển hình như Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã xuất khẩu 1.600 tấn gạo đi Singapore và Malaysia. Tiếp đó, Trung An cũng đàm phán thành công lô hàng hơn 2.000 tấn xuất khẩu sang thị trường Đức, tận dụng thuế suất ưu đãi từ Hiệp định EVFTA. Công ty TNHH Việt Hưng cũng xuất khẩu các lô gạo đi Hồng Kông, Philippines, Bờ Biển Ngà…

Triển vọng khả quan

Hiện tại, vụ lúa Đông Xuân đang vào thời kỳ thu hoạch với năng suất đạt cao hơn năm trước, giá bán lúa cũng tăng nhờ giá xuất khẩu ở mức cao. Trong tháng 1/2021 giá xuất khẩu gạo của Việt Nam trung bình đạt 551,7 USD tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2020 và tăng đến 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2021 của Trung An cũng được giao ở mức rất cao, trong đó 450 tấn gạo Jasmine 85 xuất sang thị trường Singapore có giá 680 USD/tấn và 1.150 tấn gạo thơm Hương Lài được giao cho khách hàng ở Malaysia có giá 750 USD/tấn.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, các nước Đông Nam Á, châu Phi tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam. Thị trường gạo khu vực châu Á cũng sôi động trở lại khi hàng loạt khách hàng rất tiềm năng như Trung Quốc và Bangladesh đang tích cực mua vào.

Bên cạnh EVFTA, nhiều FTA khác cũng được đánh giá sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, đặc biệt với các loại gạo chất lượng cao, mang lại giá trị lớn. Theo đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực ngay từ đầu năm 2021 sẽ giúp gạo Việt xuất khẩu vào Anh được giảm thuế về 0% mà không giới hạn về hạn ngạch. Tương tự, CPTPP cũng tiếp tục giúp cho gạo Việt mở rộng thêm thị phần tại Australia và Singapore – 2 thị trường đã xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam.

Nguồn:VITIC