menu search
Đóng menu
Đóng

7 tháng năm 2019, Việt Nam xuất siêu sang Myanmar trên 200 triệu USD

14:02 22/08/2019

Vinanet -Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác thương mại đứng thứ 9, nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 và đứng thứ hai trong ASEAN của Myanmar.
Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Myanmar đạt 860 triệu USD, đầu tư của Việt Nam tại Myanmar đạt 2,1 tỷ USD với 18 dự án lớn.
Sang năm 2019, 7 tháng đầu năm kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 549,12 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 408,37 triệu USD và nhập khẩu từ Myanmar 140,74 triệu USD. Như vậy, 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang Myanmar 267,62 triệu USD.
Theo số liệu từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Myanmar 7 tháng đầu năm 2019 đạt 408,37 triệu USD, giảm 3,97% so với 7 tháng năm 2018. Riêng tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar giảm 7,17% so với tháng 6/2019 xuống còn 55,71 triệu USD, nếu so với tháng 7/2018 cũng giảm 4,24%.
Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar chủ yếu các nhóm hàng phương tiện vận tải, sản phẩm từ sắt thép…
Đáng chú ý, 7 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 cơ cấu hàng hóa xuất sang Myanmar có thêm các nhóm hàng như: Dây điện và cáp điện, nguyên vật liệu dệt may da giày, điện thoại các loại và linh kiện, hạt tiêu, cà phê.
Đặc biệt, thời gian này Myanmar tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng hóa chất từ Việt Nam, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,78 triệu USD, nhưng tăng 43,57%.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Myanmar 7 tháng năm 2019

Mặt hàng

7 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

408.379.092

 

-3,97

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

47.216.236

 

6,02

Sản phẩm từ sắt thép

 

33.391.507

 

-49,53

Dây điện và dây cáp điện

 

33.351.380

 

 

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

32.761.915

 

 

Điện thoại các loại và linh kiện

 

27.650.025

 

 

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

24.928.835

 

-7,44

Sản phẩm từ chất dẻo

 

23.743.682

 

6,18

Hàng dệt, may

 

16.831.505

 

20,46

Sắt thép các loại

21.827

16.144.844

-22,41

-17,89

Sản phẩm hóa chất

 

10.717.086

 

 

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

8.807.382

 

-49,17

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

8.640.517

 

22,3

Hạt tiêu

2.477

5.828.222

 

 

Phân bón các loại

15.902

5.641.828

 

 

Chất dẻo nguyên liệu

4.126

5.191.349

37,99

41,97

Sản phẩm gốm, sứ

 

4.103.943

 

6,35

Cà phê

752

2.947.237

 

 

Hóa chất

 

1.789.927

 

43,57

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

1.093.902

 

-20,49

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Là thị trường với gần 60 triệu dân, hầu hết các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng tại Myanmar đều phải nhập khẩu, nhiều lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, y tế… còn bỏ ngỏ là những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Myanmar do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Dù thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar không cao, nhưng với dân số gần 65 triệu dân, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu tiêu dùng và sức mua rất lớn. Trong đó, có rất nhiều sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu lớn và có thể đầu tư hiệu quả như khai thác khoáng sản, lâm sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu, viễn thông, du lịch, các nhà hàng phục vụ món ăn Việt Nam, thủy sản, nhiệt điện... Vì vậy, đây là cơ hội khả quan cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 5/2010, Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các nước đến Myanmar. Cụ thể, khách du lịch được cấp phép lưu trú 28 ngày, (không gia hạn), doanh nghiệp được lưu trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công vụ 28 ngày (được gia hạn). Đặc biệt, ngoài 4 sân bay nội địa, 2 đường bay quốc tế từ Việt Nam, BangKok, tháng 8 này Myanmar sẽ có thêm đường bay trực tiếp từ Malaysia đến Yangon.
98% người dân theo đạo Phật nên con người ở đây thật thà hiền lành và rất thân thiện, thị trường mới mẻ, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, tài nguyên thiên nhiêu nhiều nhưng chưa khai thác rộng rãi, mức sống của người dân thấp, người dân hiền hòa...
Bên cạnh đó, Myanmar với nguồn tài nguyên thiên dồi dào, lao động rẻ, các ngành sản xuất trong nước còn kém phát triển và Chính phủ chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài, người dân có tâm lý ưa chuộng hàng Việt Nam... Myanmar vẫn là thị trường rất nhiều tiềm năng, có nhiều dư địa để phát triển trên hầu hết các lĩnh vực.
Thời gian gần đây, Chính phủ Myanmar đã đưa ra nhiều cải cách để thu hút đầu tư, thể hiện ở việc ban hành Luật đầu tư mới 2016 và Luật DN 2017 có hiệu lực thi hành vào tháng 8/2018. Điểm nổi trội nhất của Luật DN 2017 là nhà đầu tư nước ngoài có thể mua tối đa 35% cổ phần trong DN bản địa và có thể thực hiện chức năng kinh doanh, điều mà trước đây nhà đầu tư nước ngoài không được phép.
Tháng 5/2018, Bộ Thương mại Myanmar đã ban hành Thông tư số 25 mở cửa thị trường bán lẻ, bán buôn. DN đầu tư nước ngoài với số vốn tương ứng 3 triệu USD (bán lẻ), 5 triệu USD (bán buôn) được nhập khẩu và kinh doanh 24 nhóm sản phẩm tại các hệ thống bán buôn, bán lẻ của mình. Từ tháng 8/2018, Cơ quan quản lý đầu tư và đăng ký DN triển khai đăng ký DN trực tuyến theo Myco, giảm thiểu thời gian của DN, đặc biệt bãi bỏ điều kiện chuyển vốn kinh doanh vào các ngân hàng chỉ định để được cấp phép thành lập như trước đây.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn:Vinanet