menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tháng 1/2021

08:50 08/03/2021

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày về Việt Nam tháng 1/2021 giảm 6,4% so với tháng 12/2020, đạt 528,6 triệu USD; so với tháng 1/2020 thì tăng mạnh 44,4%. 
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 51,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 270,88 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng 12/2020; so với tháng 1/2020 cũng tăng mạnh 49,6%.
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 8,2%, đạt 43,4 triệu USD, giảm 24% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 8,9% so với tháng 1/2020.
Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 36,46 triệu USD, giảm 5,9% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 39% so với tháng 1/2020. Nhập khẩu từ thị trường Đài Loan đạt 34,51 triệu USD, giảm 3% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 45% so với tháng 1/2020.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày sang các thị trường trong tháng 1/2021 đạt 170,25 triệu USD, giảm 3,3% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 32,9% so với tháng 1/2020.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 1/2021, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. So với cùng kỳ năm trước, sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4%; quần áo mặc thường ước đạt 380,1 triệu cái, tăng 9,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 1/2021 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Bộ Công Thương nhận định, đến nay trên thế giới, tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Dự báo, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tháng 1/2021

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 8/2/2021 của TCHQ)

 


Nguồn:VITIC