menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc 8 tháng đầu năm 2019 đạt 12,85 tỷ USD

20:00 13/09/2019

Vinanet -Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 8 tháng đầu năm 2019 đạt 12,85 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 8/2019, tăng 21,2% so với tháng 7/2019 và cũng tăng 21,7% so với tháng 8/2018, đạt trên 2,05 tỷ USD; nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 8 tháng đầu năm 2019 lên 12,85 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điện thoại và linh kiện luôn duy trì là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc, đạt 3,39 tỷ USD, chiếm 26,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng trưởng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018; riêng tháng 8/2019 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 570,62 triệu USD, tăng 27,8% so với tháng 7/2019 và cũng tăng mạnh 56,9% so với cùng tháng năm trước.
Nhóm hàng dệt may duy trì ở vị trí thứ 2 về kim ngạch, đạt 2,2 tỷ USD chiếm 17,1%, tăng 11,8%; tiếp đến nhóm máy vi tính. sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,84 tỷ USD, chiếm 14,3%, tăng 4,8% so với cùng kỳ; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng kiện đạt 1,01 tỷ USD, chiếm 7,9%, tăng 22,7%.
Trong 8 tháng đầu năm nay, các nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tăng mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái bao gồm: Dầu thô tăng 148,9%, đạt 59,31 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 52,8%, đạt 252,05 triệu USD; Sản phẩm gốm, sứ tăng 50%, đạt 20,75 triệu USD; vải mành, vải kỹ thuật tăng 42,6%, đạt 42,26 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu lại giảm mạnh ở một số nhóm hàng sau: Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 73% so với cùng kỳ, chỉ đạt 21,78 triệu USD; than giảm 50,5%, đạt 19,57 triệu USD; nguyên liệu nhựa giảm 41,6%, đạt 12,07 triệu USD; đồ chơi, dụng cụ thể thao giảm 41,4%, đạt 24,35 triệu USD; quặng và khoáng sản giảm 40,5%, đạt 5,1 triệu USD.
Đối với nhóm hàng nông thủy sản, mỗi năm Hàn Quốc phải chi khoảng trên 35 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng này; tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc còn nhiều rào cản phải khắc phục như chất lượng, các yêu cầu về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật... Tính đến nay, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã có hiệu lực được 4 năm (từ năm 2015) nhưng sự xuất hiện của những mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này vẫn còn hạn chế.
Năm 2018 Hàn Quốc nhập khẩu 35,2 tỷ USD hàng nông lâm thủy sản, trong đó, nhập khẩu rau quả và trái cây là 8,44 tỷ USD, thủy sản 5,05 tỷ USD, lâm sản 3,83 tỷ USD. Tuy nhiên, tại thị trường này, nhóm hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam mới chỉ chiếm gần 6% thị phần, với kim ngạch năm 2018 là 2,145 tỷ USD. Dự kiến cả năm 2019 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam vào Hàn Quốc cũng chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD như năm ngoái.
Ông Hong Sun - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham) cho biết dù Việt Nam có tiềm năng, nhưng để gia tăng xuất khẩu sản phẩm nông, thủy sản, thì còn nhiều việc phải làm. Từ phía Chính phủ Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh xuất nhập khẩu nông sản tới các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Một trong những kênh kết nối hiệu quả đó là hợp tác giữa các DN nông sản của Hàn Quốc và Việt Nam với sự hỗ trợ bằng nhiều chính sách ưu đãi, khai thác các lợi thế mang lại từ VKFTA trong xuất khẩu hàng hóa, trong đó có mặt hàng nông sản, thủy sản.
Cũng với mục tiêu tăng lượng hàng nông lâm thủy sản Việt xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, Tổng giám đốc CJ Freshway Việt Nam - Son Sung Hoon cho hay, DN Việt Nam phải đảm bảo có nguồn cung nguyên liệu ổn định từ trang trại nuôi trồng. Các nước nhập khẩu như Hàn Quốc thường có quy định, tiêu chuẩn riêng đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu, chỉ cần hàng nguyên liệu thô của Việt Nam có vấn đề về chất lượng thì dù có sản xuất ra thành phẩm nào cũng không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu vào Hàn Quốc.
Cụ thể, các DN Việt Nam cần nắm bắt các quy định về kỹ thuật và yêu cầu về SPS (Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật) của thị trường Hàn Quốc. Lập cơ chế hợp tác giữa cơ quan quản lý - DN - người sản xuất nhằm đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng và sản phẩm đạt chất lượng, an toàn thực phẩm. Xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm, lập kế hoạch tổ chức sản xuất và chế biến xuất khẩu nông sản… Để làm được điều này, cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện ra những điểm yếu trong quá trình sản xuất. Các DN xuất khẩu cũng cần hợp tác chặt chẽ với các nông trại trong việc kiểm soát quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các DN xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng chú ý kênh phân phối sản phẩm nông sản của Hàn Quốc đi từ các trang trại qua trung tâm sơ chế, đi vào chợ nông sản, siêu thị bán lẻ và rồi đến người tiêu dùng. Đối với hệ thống này, các DN Việt Nam cần lưu ý kênh siêu thị (gồm đại siêu thị, chuỗi siêu thị, siêu thị vừa và nhỏ) chiếm tỉ trọng lớn nhất với tổng cộng 67%, còn lại chợ truyền thống và nơi khác lần lượt 27% và 6%.
Ngoài ra, cần có một cơ chế thông tin thường xuyên giữa DN hai nước để chia sẻ thông tin thị trường, vùng nguyên liệu, tăng cường hợp tác, giao thương, đồng thời cũng giải quyết được những vấn đề như thiếu thông tin về thị trường, sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam xem xét thành lập Hiệp hội DN Việt - Hàn. Hiệp hội này sẽ góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn các ngành hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước và tạo điều kiện thúc đẩy thương mại song phương Việt - Hàn phát triển.

Xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc 8 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 8/2019

+/- so với tháng 7/2019(%)

8 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng kim ngạch XK

2.054.892.776

21,21

12.847.765.384

7,7

Điện thoại các loại và linh kiện

570.617.954

27,75

3.386.709.504

13,17

Hàng dệt, may

465.930.270

37,16

2.197.627.529

11,82

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

293.649.828

45,63

1.840.702.057

4,78

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

155.598.909

12,89

1.011.940.247

22,66

Hàng hóa khác

91.247.921

-16,08

732.924.168

 

Gỗ và sản phẩm gỗ

57.663.578

-11,59

537.939.431

-14,93

Hàng thủy sản

64.118.544

-6,09

504.906.165

-6,31

Giày dép các loại

64.517.851

52,93

401.435.727

17,77

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

28.101.615

-9,82

269.215.025

12,1

Phương tiện vận tải và phụ tùng

33.759.794

-2,22

252.050.377

52,8

Xơ, sợi dệt các loại

23.002.696

-21,29

221.039.534

-19,49

Kim loại thường khác và sản phẩm

26.365.305

19,25

157.872.012

32,9

Sản phẩm từ chất dẻo

15.641.513

-14,25

131.377.206

25,44

Sản phẩm từ sắt thép

15.485.388

2,45

121.671.956

15,05

Sắt thép các loại

11.066.323

-10,68

115.389.995

-0,66

Dây điện và dây cáp điện

14.962.248

-0,68

114.849.191

7,24

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

17.790.924

66,57

95.478.135

-0,16

Hàng rau quả

11.239.644

-2,35

87.860.247

14,17

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

9.194.042

-13,32

68.172.272

-7,97

Dầu thô

14.659.672

 

59.305.514

148,9

Sản phẩm hóa chất

7.950.640

-16,08

55.767.796

4,65

Sản phẩm từ cao su

5.744.087

-1,04

44.943.387

25,35

Hóa chất

5.422.293

2,21

44.119.468

-14,65

Cao su

6.788.179

3,25

43.154.828

33,11

Vải mành, vải kỹ thuật khác

5.946.854

-23,32

42.256.156

42,57

Cà phê

4.198.762

-27,69

41.722.524

-11,7

Xăng dầu các loại

2.760.624

47,43

39.449.081

-30,21

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

3.906.015

3,92

28.833.232

-12,53

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

2.992.979

-4,09

24.349.832

-41,4

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

1.737.270

-66,92

21.775.642

-73,04

Sắn và các sản phẩm từ sắn

1.702.514

-23,84

21.321.468

-12,03

Sản phẩm gốm, sứ

3.222.104

59,54

20.752.626

50,04

Than các loại

5.439.004

34,13

19.571.704

-50,51

Giấy và các sản phẩm từ giấy

2.233.298

-16,66

16.590.783

9,37

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

3.250.132

11,85

15.846.483

-12,86

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.104.914

20

12.256.582

5,62

Chất dẻo nguyên liệu

1.706.523

14,24

12.066.015

-41,55

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

1.733.078

0,7

11.922.865

3,28

Hạt tiêu

774.853

12,51

10.941.690

-12,54

Phân bón các loại

110.264

 

6.553.649

-7,47

Quặng và khoáng sản khác

554.372

167,74

5.103.280

-40,45

(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)

 

Nguồn:Vinanet