menu search
Đóng menu
Đóng

VSSA: Sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 6 và các tháng tới

15:19 03/07/2020

Vinanet - Nhu cầu tiêu thụ đường dự kiến sẽ dần phục hồi nhung các loại đường có nguồn gốc nước ngoài vẫn tiếp tục thâm nhập thị trường, đường sản xuất từ mía trong nước vẫn tiêu thụ kém và tồn kho cao nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt.
Báo cáo sản xuát mía đường kì 1 tháng 6.2020 của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết vụ ép mía 2019/2020 của ngành mía đường Việt Nam đã kết thúc trong tháng 5/2020. Sản lượng lũy kế từ đầu vụ đến khi kết thúc vụ ép được khoảng 7,4 triệu tấn mía và sản xuất được gần 770.000 tấn đường các loại.
Theo thông tin từ tổ chức ISO, trong nửa đầu tháng 6/2020 chỉ số giá đường thô và đường trắng tăng ở tuần đầu tiên và tiếp tục giữ giá trong tuần thứ hai. 
Bảng giá đường thế giới trong nửa đầu tháng 6. Nguồn: VSSA.
Tại thị trường trong nước, trong nửa đầu tháng 6 đã chấm dứt giãn cách xã hội và nhu cầu đường bắt đầu tăng, nhưng các loại đường có nguồn gốc nước ngoài vẫn đang chiếm vai trò chủ đạo trên thị trường.
Gía đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm chất đường có giá dao động trong khoảng 12.000 - 13.500 đồng/kg.
Giá đường các loại trong nước. Nguồn: VSSA.
Đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được khi giá đường nhập khẩu chính ngạch (theo ATIGA) cạnh tranh lẫn nhau đẩy giá càng ngày càng thấp hơn mặc dù giá đường quốc tế tăng.
Bên cạnh đó, đường lậu Thái Lan đã bắt đầu xuất hiện trở lại tại khu vực TP HCM. Với hệ thống pháp luật hiện hành về quán lí bao bì, chỉ cần dán nhãn phụ lên bao nhập khẩu (chủ yếu là đường có xuất xứ Thái Lan) là có thể lưu thông tự do, nên rất khó phân biệt đâu là đường nhập khẩu chính ngạch và đâu là đường lậu.
Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng việc giãn cách xã hội đã chấm dứt, tiêu thụ đường dự kiến sẽ dần phục hồi. Tuy nhiên đường và chất tạo ngọt đang được tiếp tục nhập về ồ ạt. Nguồn cung đường đang dư thừa khiến giá đường trên thị trường có xu hướng giảm về cuối tháng.
Đường sản xuất từ mía hầu như tiếp tục không tiêu thụ được vì giá trên thị trường vẫn bị dìm dưới giá thành sản xuất. Đa số các doanh nghiệp mía đường tiếp tục lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi đường tồn kho không bán được và cần nguồn tiền để trang trải các chi phí sản xuất, trong đó có tiền mía và tiền lương cho người lao động.
"Như vậy các nguồn cung vẫn dồi dào, do đó không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 6/2020 và các tháng tới tại thị trường trong nước.
Xu hướng giá sẽ vẫn ở mức thấp dưới mức giá thành sản xuất của ngành đường trong nước, dẫn đến khó khăn ngành càng tăng cho các doanh nghiệp mía đường và nông dân trồng mía", VSSA dự báo.

Nguồn:Như Huỳnh/Kinh tế & Tiêu dùng

Link gốc