menu search
Đóng menu
Đóng

Hai quý năm 2012, đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD mặt hàng hóa chất

09:15 30/07/2012
Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hóa chất đạt 216,6 triệu USD, ngược lại nhập khẩu mặt hàng này lên tới trên 1 tỷ USD, 1,4 tỷ USD, tăng 10,51% so với cùng kỳ năm trước.

(VINANET) - Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hóa chất đạt 216,6 triệu USD, ngược lại nhập khẩu mặt hàng này lên tới trên 1 tỷ USD, 1,4 tỷ USD, tăng 10,51% so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng tháng 6/2012 Việt Nam đã nhập khẩu trên 221 triệu USD mặt hàng hóa chất, giảm 21,1% so với tháng liền kề trước đó.

Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu hóa chất trong thời gian này là Trung Quốc, chiếm 27,1% tỷ trọng, tương đương với 388,8 triệu USD, tăng 12,66% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc là Đài Loan với kim ngạch nhập khẩu trong tháng là 23,6 triệu USD. Tính chung 6 tháng năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 205,4 triệu USD, giảm 16,27% so với 6 tháng năm 2011.

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu hóa chất từ các thị trường khác như Thái Lan, Hàn quốc, Malaixia, Nhật Bản, Hoa Kỳ… đạt kim ngạch lần lượt 205,4 triệu USD; 146,9 triệu USD; 145,8 triệu USD; 91,4 triệu USD; 79,1 triệu USD và 67,5 triệu USD…

Hiện nay, để nâng cao năng suất, phòng chống sâu hại, bảo vệ mùa màng…, hầu hết người dân đều sử dụng hóa chất BVTV trong việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng loại nào và với liều lượng ra sao rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng, không những vậy, nó còn tác động không nhỏ đến môi trường xung quanh.

Trên thực tế hiện có không ít người vì lợi ích trước mắt (có thể giá rẻ, tác dụng mạnh, tức thì…) mà sử dụng một cách tràn lan các hóa chất BVTV nhập lậu, không rõ nhãn mác, nguồn gốc bất chấp những nguy hiểm do hóa chất đó tác động đến môi trường xung quanh.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2011, ước tính hàng tháng có khoảng 5-7 tấn hóa chất BVTV bất hợp pháp bị thu giữ. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng không bị thu giữ còn nhiều hơn do trốn được hoặc là chính quyền không đủ năng lực để thu giữ.
Do vậy, để kiểm soát và đấu tranh chống các hành vi này đòi hỏi lực lượng hải quan cũng như toàn xã hội phải cùng vào cuộc, đặc biệt đòi hỏi sự ý thức của chính những người dân, những người trực tiếp sử dụng các hóa chất BVTV này.

Theo chỉ thị số 29/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1998 thì tất cả các hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm tránh sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng.

Nhà nước cũng nghiêm cấm tuyệt đối tất cả các tổ chức và cá nhân sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng các loại hóa chất BVTV nguy hiểm và bị cấm. Bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ được xử lý theo pháp luật và nếu dẫn tới hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.

Mặc dù vậy, thực tế, nạn vận chuyển, buôn bán và sử dụng hóa chất nhập lậu, không rõ nguồn gốc vẫn dồn dập vào Việt Nam với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.

Trước thực trạng trên, Tổng cục Hải quan đã gấp rút tăng cường năng lực cho cán bộ về các kỹ thuật hiện đại về kiểm soát nhập khẩu và xuất khẩu hóa chất BVTV, nhất là các hóa chất BVTV khó phân hủy (POP).

Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết trong những năm vừa qua, Tổng cục Hải quan đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ của ngành, kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát xuất, nhập khẩu hóa chất và chất thải qua biên giới; đẩy mạnh hoạt động Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trao đổi, chia sẻ thông tin tình báo hải quan; tham gia các chương trình, dự án do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) điều phối.

Việc làm này sẽ có tác động tích cực nếu thực hiện thành công chức năng quản lý nhập và xuất khẩu hóa chất BVTV POP. Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng liên tiếp chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho từng đơn vị, từng cán bộ, chiến sĩ làm công tác chống buôn lậu.

Đối với các khu vực giáp ranh biên giới, lực lượng hải quan và biên phòng sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền, địa phương và người dân trong việc tăng cường xử lý nghiêm với các đối tượng buôn lậu hóa chất cấm, kiên quyết ngăn chặn hàng lậu ngay từ cửa ngõ biên giới. Khi đã vào nội địa thì lực lượng quản lý thị trường và thanh tra bảo vệ thực vật tiếp tục xử lý tịch thu các thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục cho phép.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực loại trừ việc nhập lậu hóa chất BVTV POP, chính phủ cần thúc đẩy hợp tác với hải quan các nước biên giới nhằm đạt được các thỏa thuận trong việc kiểm soát xuất nhập khẩu trái phép hóa chất BVTV như việc hợp tác song phương với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, phấn đấu đến cuối 2013, số lượng hóa chất BVTV bị tịch thu nhỏ hơn 2 tấn/tháng.

Như vậy, để ngăn chặn tận gốc và triệt để nạn buôn bán và vận chuyển hóa chất nhập lậu, không rõ nguồn gốc… không chỉ đòi hỏi sự vào cuộc của các lực lượng chức năng như: hải quan, bộ đội biên phòng, đội quản lý thị trường…mà còn cần sự góp sức chung tay và tích cực của cả cộng đồng.

Được biết, hiện Bộ Tài chính chưa thu thuế bảo vệ môi trường thuốc diệt cỏ loại hạn chế sử dụng. Bộ Tài chính đã có công văn 9048/BTC-CST hướng dẫn Cục Thuế và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cách tính thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với thuốc diệt cỏ.

Bộ Tài chính cho biết tại Nghị quyết 1269/2011/NQ-UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Biểu mức thuế BVMT có quy định về thuế BVMT đối với Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng. Việc sản xuất, kinh doanh thuốc diệt cỏ được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật. Hơn nữa, tại khoản 3 Điều 29 Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật có quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải công bố Danh mục cụ thể thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam hàng năm. Tuy nhiên, hiện tại, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng chưa quy định về thuốc diệt cỏ loại hạn chế sử dụng. Vì vậy, chưa thu thuế BVMT đối với thuốc diện cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

Thị trường nhập khẩu hóa chất 6 tháng 2012

ĐVT: USD

Thị trường

KNNK T6/2012

KNNK 6T/2012

KNNK 6T/2011

% +/-KN so cùng kỳ

Tổng KN

221.076.657

1.433.395.372

1.297.057.232

10,51

Trung Quốc

66.874.682

388.872.950

345.171.619

12,66

Đài Loan

23.641.554

205.474.942

245.406.664

-16,27

Thái Lan

18.372.140

146.996.817

119.275.242

23,24

Hàn Quốc

22.214.692

145.871.630

121.541.862

20,02

Malaxia

12.684.518

91.464.936

60.208.624

51,91

Nhật Bản

12.116.749

79.117.297

120.056.024

-34,10

Hoa Kỳ

14.552.777

67.549.685

53.751.024

25,67

Singapore

9.890.296

54.480.030

38.683.525

40,84

Indonesia

11.995.949

53.137.144

48.964.252

8,52

Ấn Độ

6.922.881

38.700.665

26.163.205

47,92

Hà Lan

2.171.593

31.854.016

8.762.920

263,51

Bỉ

4.859.671

30.614.987

25.837.288

18,49

Đức

2.044.772

13.189.722

15.494.119

-14,87

Brunay

2.116.080

12.870.825

3.376.712

281,16

Pháp

2.247.857

9.877.101

9.571.822

3,19

Ôxtraylia

404.895

5.237.429

5.796.607

-9,65

Braxin

503.677

4.643.960

440.140

955,11

Tây Ban Nha

717.698

3.862.023

3.541.043

9,06

Hong Kong

369.831

3.476.512

2.122.270

63,81

Anh

303.091

3.174.955

2.846.942

11,52

Nga

355.636

2.905.076

2.394.262

21,33

Thụy 'sỹ

117.444

1.917.166

2.216.934

-13,52

Nam Phi

107.747

1.718.857

3.457.069

-50,28

Doanh nghiệp sản xuất đang phản ánh gặp khó khăn từ quy định cấp giấy xác nhận khai báo hóa chất NK. Hiện doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất theo danh mục nguy hiểm theo danh mục phải khai báo trước khi mở tờ khai Hải quan phải có Giấy xác nhận khai báo hóa chất cho lô hàng NK do Bộ Công Thương cấp. Tại khu vực phía Nam, DN phải hoàn thành thủ tục nộp hồ sơ cho Cục Hóa chất – Văn phòng đại diện tại TP.HCM (VINACHEMIA) để khai báo hóa chất NK.

Theo Thông tư Quy định về khai báo hóa chất số 40 ngày 14/11/2011, tại Điều 8 của Thông tư quy định các loại giấy tờ trong hồ sơ xin cấp giấy xác nhận khai báo hóa chất NK, thì phải có Hóa đơn mua bán hóa chất (invoice). Nếu DN chưa có invoice thì có thể nộp hợp đồng mua bán hóa chất và hóa đơn dự kiến. Đối với những hợp đồng mua bán nhiều lô hàng thì lô hàng tiếp theo kể từ lô hàng đầu tiên, DN phải nộp hóa đơn mua bán chính thức hóa chất có đóng dấu ký tên của lãnh đạo DN và bản photo Giấy xác nhận của lô hàng lần đầu cùng hợp đồng.

Việc xin Giấy xác nhận khai báo hóa chất theo danh mục hiện nay là mất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Theo kiến nghị của các DN, có thể cho áp dụng lại theo cách xin Giấy phép NK theo hợp đồng của từng quý, hoặc nửa năm. Hoặc cơ quan Hải quan có thể cho DN nợ giấy phép NK khi DN đã có giấy hẹn của cơ quan cấp giấy phép cấp, vẫn giải quyết mở tờ khai thông quan cho lô hàng.

 

Nguồn:Vinanet