menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ

11:31 29/08/2012

Với nguồn cung trong nước dồi dào, cộng với Nhà máy Đạm Cà Mau đã trở lại hoạt động ổn định, nên nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ.
 
 

(VINANET) -Với nguồn cung trong nước dồi dào, cộng với Nhà máy Đạm Cà Mau đã trở lại hoạt động ổn định, nên nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ.

7 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu 1,9 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 864 triệu USD, giảm 0,94% về lượng nhưng tăng 10,47% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm nhất là chủng loại phân ure, giảm 32,72% về lượng và giảm 17,69% về trị giá, tương đương với 264 nghìn tấn, trị giá 115,5 triệu USD.

Chủng loại phân Kali nhập khẩu giảm đứng thứ hai sau phân ure, giảm 17,36% về lượng và giảm 2,99% về trị giá so với cùng kỳ, tương đương với 469,4 nghìn tấn, trị giá 247,2 triệu USD.

Phân SA được nhập khẩu nhiều nhất trong thời gian này với 557,5 nghìn tấn chiếm 28,2% tỷ trọng, trị giá 137,3 triệu USD, tăng 33,2% về lượng và tăng 68,26% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đứng sau phân SA là NPK, nhập khẩu tăng 12,76% về lượng và tăng 28,32% về trị giá tương đương với 154,8 nghìn tấn, trị giá 77,2 triệu USD.

Chủng loại phân bón nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2012

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)

 

KNNK 7T/2012

KNNK 7T/2011

% so sánh

lượng

trị giá

lượng

trị giá

lượng

trị giá

Phân bón các loại

1.972.422

864.013.448

1.991.181

782.158.813

-0,94

10,47

-Phân SA

557.594

137.368.442

418.623

81.638.813

33,20

68,26

-Phân Kali

469.428

247.292.430

568.019

254.916.950

-17,36

-2,99

-Phân DAP

326.093

187.951.236

287.459

173.810.306

13,44

8,14

-Phân Ure

264.081

115.594.766

392.490

140.432.852

-32,72

-17,69

-Phân NPK

154.862

77.265.631

137.337

60.214.750

12,76

28,32

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, tình hình sản xuất phân bón trong tháng 7 ổn định, giá các loại phân bón không biến động nhiều. Sản lượng phân ure bảy tháng đầu năm ước đạt 896,5 nghìn tấn, tăng 61,4% so với cùng kỳ; phân DAP đạt 155,7 nghìn tấn, tăng 28,5% so với cùng kỳ.

Mặc dù vậy, Hiệp hội Phân bón Việt Nam (VNFAV) dự báo, trong thời gian tới, thị trường phân bón trong nước sẽ có biến động, vì cả nước vào vụ Đông Xuân, nhu cầu phân bón sẽ tăng.

Bên cạnh đó, Ấn Độ, Trung Quốc được dự báo sẽ tăng giá xuất khẩu nhiều loại phân bón. Một số nước thực hiện chính sách không khuyến khích xuất khẩu để dùng trong nước. Do đó, để giải quyết bài toán cung cầu và góp phần hạ nhiệt, bình ổn thị trường phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam yêu cầu các nhà máy cần sản xuất liên tục để bảo đảm nguồn cung.

Nguồn:Vinanet