Báo cáo của Bộ Công Thương (MoIT) cho biết, xuất khẩu lĩnh vực dệt may và da giày trong tháng 4/2014 tăng trưởng ấn tượng bởi số lượng các hợp đồng xuất khẩu. Thống kê của MoIT cho thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu dệt may và may mặc 4 tháng đầu năm 2014 đạt hơn 5,9 tỉ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc của Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX) cho biết, sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực này được dự kiến vào đầu năm nay, do một số lượng lớn các đơn đặt hàng. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động hết công suất để đáp ứng các đơn đặt hàng đến hết quý III/2014, thậm chí vào cuối năm nay.
Ngành dệt may đang nỗ lực để đảm bảo xuất khẩu sang các thị trường truyền thống của Việt Nam như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Hội chợ quốc tế lần thứ 24 về may mặc và thiết bị dệt may và phụ kiện (Saigon Tex 2014), sự kiện lớn nhất, được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 4, cung cấp cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp địa phương để có thể tiếp cận công nghệ mới nhất, để tăng tỉ lệ nội địa hóa và cải thiện sản phẩm giá trị gia tăng. Mới đây, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), Foshan Sanshui Jialida Company (China) và Luenthai Company (Hong Kong, China) làm việc với tỉnh Nam Định để thành lập khu công nghiệp dệt may Rạng Đông.
Mục tiêu của dự án là phát triển chuỗi cung ứng dệt may từ kéo sợi, dệt, nhuộm, in và hoàn thiện. Theo kế hoạch, dự án có tổng diện tích 1.400-1.500 ha, sẽ tạo 200.000-300.000 việc làm. Đây là một dự án lớn về quy mô và vốn đầu tư, để biến Nam Định trở thành một trong những trung tâm dệt may lớn nhất của cả nước.
Tiếp nối những thành tựu của ngành dệt may, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh, lĩnh vực này sẽ được hưởng nhiều lợi thế khi Việt Nam hoàn thành việc ký kết Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các đối tác. Ông yêu cầu lĩnh vực này cần phải chuẩn bị tốt cho cơ hội vàng.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 2,9 tỉ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, xuất khẩu túi xách, va li, ô dù và mũ tăng 48,1%, lên 821 triệu USD.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu duy trì ở mức độ cao tại các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Bỉ, Đức và Pháp. Xuất khẩu sang các thị trường khác cũng tăng mạnh, bao gồm Chi lê (tăng 80,85%), Israel (120,41%), Hy Lạp (tăng 78,2%) và Ba Lan (tăng 161,7%).
Hơn nữa, kinh tế phục hồi từ các thị trường xuất khẩu chủ lực, đặc biêt EU, đã giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã ký các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài cho đến cuối tháng 8.
Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso) lạc quan về triển vọng xuất khẩu của lĩnh vực này trong tương lai gần, được khích lệ từ Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) và việc ký kết sắp tới của TPP.
Chẳng hạn, giày dép và túi xách da Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh tại các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản và các nước thành viên TPP khác.
Tuy nhiên, Lefaso cảnh báo rằng các doanh nghiệp cần nâng cấp công nghệ, hiện đại hóa và phát triển thương hiệu, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm xuất khẩu.
Nguồn: Lefaso
Nguồn:Internet