menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường phân bón trong nước những tháng đầu năm 2011

10:27 30/03/2011

Giá phân bón trong nước vẫn trong chiều hướng tăng mạnh, giá ure đã tăng thêm trung bình 700 đ/kg.
 
 

Giá phân bón trong nước vẫn trong chiều hướng tăng mạnh, giá ure đã tăng thêm trung bình 700 đ/kg.

Giá phân ure Phú Mỹ tại chợ Sóc Trăng vào giữa tháng 2 là 9.000 đ/kg, thì đến giữa tháng 3 đã tăng lên đến 10.500 đ/kg, tăng 1.500 đ/kg (tương đương tăng 17%) chỉ trong vòng 1 tháng. Các loại phân bón khác như phân DAP Trung Quốc, phân NPK Cò Pháp, phân clorua Kali Trung Quốc cũng đều có mức tăng mạnh 1.000 đ/kg. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, giá phân bón trên thị trường các tỉnh ĐBSCL có mức tăng từ 10-17%.

Thị trường phân bón trong nước tuần từ 14-18/3, tại miền Bắc giá phân ure đã tăng thêm 200 đ/kg (tương đương tăng 2,2%) so với giá trung bình tuần trước, lên 9.200 đ/kg. Tương tự, tại thị trường miền Trung, giá ure tuần qua tại mức giá 8.750 đ/kg, tăng thêm 150 đ/kg (tương đương tăng 1,75%) so với giá tuần trước. Diễn biến tăng giá ure tại các tỉnh phía Nam mạnh hơn so với các tỉnh phía Bắc.

Lý giải về việc tăng giá phân bón, theo FAV từ cuối năm 2010, Trung Quốc, nước sản xuất và XK phân bón lớn nhất thế giới đã quyết định tăng thuế XK phân bón từ 10% lên 110%, Việt Nam nhập tới 50% lượng phân bón từ Trung Quốc nên ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó là việc tăng giá điện, than, xăng dầu đã khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng theo cộng với sự biến động mạnh của tỷ giá.

Theo số liệu thống kê, 2 tháng đầu năm 2010, cả nước đã nhập khẩu 410,3 nghìn tấn phân bón các loại, với trị giá 146,8 triệu USD, giảm 45,11% về lượng và giảm 36,34% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.

Phân Kali – chủng loại phân bón được nhập về nhiều nhất trong 2 tháng đầu năm với 118,2 nghìn tấn, trị giá 50,2 triệu USD tăng 37,63% về lượng và tăng 33,56% về trị giá so với 2 tháng năm 2010.

Phân SA là chủng loại được nhập về nhiều thứ hai với 106,3 nghìn tấn ,chiếm 25,9% trong tồng lượng nhập khẩu mặt hàng, trị giá 18,8 triệu USD giảm 42,45% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 2 tháng đầu năm 2011 nhập khẩu phân bón giảm cả về lượng và trị giá ở hầu khắp các chủng loại.

Chủng loại phân bón nhập khẩu trong tháng 2 và 2 tháng năm 2011

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
 
Chủng loại
 
 
KNNK T2/2011
 
 
KNNK 2T/2011
% so sánh 2T/2011 với 2T/2010
lượng
trị giá
lượng
trị giá
lượng
trị giá
Phân bón các loại
132.644
41.137.372
410.377
146.835.630
-45,11
-36,34
-Phân SA
48.246
8.536.699
106.308
18.819.287
-42,45
-23,60
-Phân Ure
26.188
9.577.064
56.362
20.921.846
-78,81
-75,13
-Phân Kali
24.488
10.854.309
118.295
50.262.570
+37,63
+33,56
-Phân DAP
9.525
5.203.971
59.693
33.273.516
-45,78
-27,42
-Phân NPK
2.079
987.463
10.922
4.633.282
-85,31
-83,08

Vụ đông xuân 2010-2011, dự kiến cả nước cần 700-800 nghìn tấn phân bón các loại, các nhà máy trong nước chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. Tổng nhu cầu phân đạm của cả nước trong quý I/2011 vào khoảng 440.000 tấn. Khả năng cung ứng của Đạm Phú Mỹ là 210.000 tấn, Đạm Hà Bắc vào khoảng 45.000 tấn và lượng tồn kho lưu thông trên thị trường từ năm 2010 chuyển sang khoảng 200.000 tấn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu. Theo tính toán, vụ Đông Xuân này, cả nước cần phải nhập khẩu 150-200.000 tấn ure, 100.000 tấn DAP, 150.000 tấn kali, 150.000 tấn SA. Vì vậy, giá phân bón trong nước hiện vẫn chịu tác động lớn từ giá phân bón thế giới. Mặc dù, TCT phân đạm và hóa chất dầu khí (PVFCCo) đã đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu đạm ure trong nước và đang nỗ lực thực hiện bình ổn thị trường với giá bán 8.500 đ/kg, thấp hơn giá các loại phân đạm NK khác khoảng 1.000 đ/kg.

Phân bón là một trong những mặt hàng trong danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chính sách vẫn chưa mang lại lợi ích tối đa cho người nông dân bởi hệ thống phân phối phân bón còn tồn tại nhiều tầng nấc trung gian khiến giá đạm Phú Mỹ đến tay nông dân vẫn trên 9.300 đ/kg. Thậm chí, chính sách này còn vô tình đẩy thị trường đến chỗ khan hàng do doanh nghiệp không dám NK, dẫn tới sốt giá giả tạo.

Để tránh cơn sốt giá phân bón, cần phải tiếp tục đầu tư phát triển năng lực sản xuất trong nước bằng việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án Nhà máy đạm Cà Mau, Ninh Bình, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai, dự án sản xuất Kali tại Lào.

Theo các chuyên gia, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh như: cho vay vốn với lãi suất ưu đãi vào các tháng không phải mùa vụ, giúp DN chủ động dự trữ nguyên liệu, duy trì sản xuất liên tục. Tỷ giá ngoại tệ cho NK nguyên liệu sản xuất phân bón nên có mức riêng phù hợp. Điều chỉnh kịp thời thuế suất thuế NK nguyên liệu đầu vào như lưu huỳnh, đạm SA, Kali, xăng dầu… Như vậy, thị trường phân bón trong nước mới ít bị tác động của thị trường thế giới.

Biện pháp quan trọng khác là điều tiết cung cầu qua các chính sách thuế và XNK; tăng cường năng lực của hệ thống phân phối để đảm bảo mặt hàng phân bón được lưu thông suốt từ khâu NK, sản xuất đến người nông dân, tránh sự chồng chéo và giảm bớt những chi phí trung gian. Những biện pháp mang tính lâu dài trên nên kết hợp với những biện pháp trước mắt như khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các chương trình bình ổn thị trường thông qua các đợt bán hàng trực tiếp tới tận tay người nông dân với giá hợp lý.

Nguồn:Vinanet