Trong 6 tháng đầu năm 2014 giày dép xuất khẩu vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, tăng trưởng 21,54% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 4,85 tỷ USD; riêng trong tháng 6/2014 giá trị xuất khẩu đạt 965 triệu USD (tăng 2,33% so với tháng trước đó và tăng 22,37% so với cùng tháng năm 2013).
Hiện nay Việt Nam nằm trong tốp 5 nước có kim ngạch xuất khẩu giày dép lớn trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhập khẩu giày dép từ Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc. Các thị trường như Australia, Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh (là những thị trường mới, nhiều tiềm năng) đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây.
Nhu cầu thị trường thế giới đã và đang phục hồi (nhất là thị trường Hoa Kỳ) và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường EU đã mạnh lên từ ngày 11/1/2014 do giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng “Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với mức thuế nhập khẩu giảm từ 3,5-5%".
Xuất khẩu giày dép trong tháng 6 sang đa số các thị trường đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với tháng trước đó, nhưng kim ngạch lại tăng mạnh ở một số thị trường nhỏ như: Ba Lan (+237%), Nam Phi (+161,85%), Bồ Đào Nha (+114,49%), Hungari (+90,41%), Hy Lạp (+50,27%). Ngược lại, xuất khẩu giày dép sang Séc và Indonesia sụt giảm mạnh với mức giảm tương ứng: 70,07% và 65,59%.
Hoa Kỳ luôn là thị trường hàng đầu về tiệu thụ giày dép của Việt Nam, 6 tháng đầu năm xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,55 tỷ USD, chiếm 31,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép cả nước. Tiếp theo là Bỉ 333,4 triệu USD, chiếm 6,87%; Đức 268,43 triệu USD, chiếm 5,53%; Anh 265,36 triệu USD, chiếm 5,47%; Nhật Bản 256,4 triệu USD, chiếm 5,29%; Hà Lan 233,58 triệu USD, chiếm 4,82%; Trung Quốc 232,23 triệu USD, chiếm 4,79%.
Tính chung trong cả 2 quí đầu năm 2014, xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu sang Phần Lan mặc dù không lớn 6,34 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng mạnh tới 172,16%; bên cạnh đó là các thị trường cũng đạt mức tăng cao trên 60% so với cùng kỳ như: Chi Lê (tăng 73,4%, đạt 55,51 triệu USD), Israel (tăng 71,4 %, đạt 14,77 triệu USD), Ba Lan (tăng 64,09%, đạt 9,95 triệu USD). Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Séc và Na Uy sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 43,83% và 40,93% so với cùng kỳ.
Thống kê xuất khẩu giày dép 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường
|
T6/2014
|
6T/2014
|
T6/2014 so với T5/2014(%)
|
T6/2014 so với T6/2013(%)
|
6T/2014 so với cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
964.994.752
|
4.850.667.080
|
+2,33
|
+22,37
|
+21,54
|
Hoa Kỳ
|
291.384.614
|
1.546.244.040
|
-2,67
|
+20,92
|
+21,39
|
Bỉ
|
58.102.283
|
333.395.346
|
-28,25
|
+15,13
|
+33,12
|
Đức
|
59.564.424
|
268.434.458
|
+5,56
|
+39,60
|
+35,91
|
Anh
|
53.361.588
|
265.361.403
|
+3,43
|
+7,29
|
+2,02
|
Nhật Bản
|
44.769.087
|
256.396.789
|
+9,62
|
+46,95
|
+39,45
|
Hà Lan
|
55.561.596
|
233.583.253
|
+16,59
|
+54,05
|
+30,55
|
Trung Quốc
|
41.820.889
|
232.228.150
|
+19,50
|
+53,75
|
+37,38
|
Tây Ban Nha
|
43.424.013
|
189.927.542
|
+44,11
|
+43,89
|
+37,77
|
Hàn Quốc
|
25.754.479
|
149.107.338
|
+21,15
|
+4,97
|
+26,61
|
Braxin
|
15.686.124
|
139.934.530
|
-44,04
|
-24,41
|
-1,61
|
Italia
|
34.550.037
|
136.305.938
|
+35,51
|
+32,63
|
+32,64
|
Mexico
|
14.519.311
|
111.198.211
|
-30,59
|
-20,48
|
-0,77
|
Pháp
|
24.582.249
|
109.025.042
|
+18,76
|
-15,50
|
-0,76
|
Canada
|
23.584.249
|
87.251.183
|
+15,76
|
+62,43
|
+16,20
|
Australia
|
11.453.768
|
59.892.365
|
-15,87
|
+11,91
|
+22,86
|
Panama
|
13.362.297
|
56.233.359
|
+38,33
|
+0,87
|
-7,52
|
Chi Lê
|
9.492.633
|
55.507.834
|
-37,76
|
+36,39
|
+73,40
|
Hồng Kông
|
14.477.172
|
54.566.514
|
+32,44
|
+27,92
|
+13,76
|
Slovakia
|
13.453.134
|
50.357.272
|
+24,33
|
+43,21
|
+24,48
|
Nga
|
9.079.869
|
45.928.817
|
-5,45
|
-2,96
|
+6,40
|
Nam Phi
|
14.823.014
|
41.235.801
|
+161,85
|
+71,23
|
+19,80
|
Tiểu vương quốc Ả Rập TN
|
6.930.699
|
39.355.129
|
-31,20
|
+10,79
|
+46,99
|
Đài Loan
|
8.146.856
|
37.707.760
|
+15,09
|
+14,41
|
+10,86
|
Áo
|
4.982.849
|
23.134.782
|
+9,80
|
-6,73
|
-11,91
|
Achentina
|
3.186.825
|
22.953.269
|
+40,14
|
+18,88
|
+10,64
|
Thụy Điển
|
5.749.437
|
20.628.507
|
+25,17
|
-23,65
|
-26,65
|
Đan Mạch
|
3.907.293
|
19.098.777
|
+7,80
|
-24,93
|
+2,46
|
Malaysia
|
3.989.692
|
18.406.516
|
-2,37
|
+60,58
|
+32,71
|
Ấn Độ
|
2.530.647
|
16.748.315
|
-19,36
|
-0,11
|
+6,68
|
Singapore
|
2.914.866
|
16.179.449
|
-21,93
|
+35,08
|
+15,39
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
3.620.916
|
15.438.947
|
-21,28
|
+62,69
|
+11,74
|
Israel
|
2.703.120
|
14.771.256
|
+9,16
|
+41,68
|
+71,40
|
Philippines
|
3.620.893
|
13.415.503
|
+41,70
|
+51,74
|
+25,69
|
Hy Lạp
|
2.452.450
|
11.974.065
|
+50,27
|
+11,25
|
+31,77
|
Thái Lan
|
2.567.104
|
11.312.989
|
+40,36
|
-19,04
|
-13,28
|
Indonesia
|
858.596
|
11.140.128
|
-65,59
|
-46,34
|
+1,34
|
Thụy Sĩ
|
1.943.356
|
10.257.266
|
-10,81
|
-2,19
|
-14,18
|
Ba Lan
|
2.721.923
|
9.951.747
|
+237,00
|
+47,17
|
+64,09
|
NewZealand
|
1.526.972
|
9.887.111
|
-4,21
|
+2,44
|
+13,39
|
Séc
|
55.520
|
7.912.403
|
-70,07
|
-98,15
|
-43,83
|
NaUy
|
902.962
|
6.401.569
|
-46,72
|
-61,08
|
-40,93
|
Phần Lan
|
1.286.445
|
6.341.900
|
-36,94
|
+296,69
|
+172,16
|
Ucraina
|
616.747
|
2.770.556
|
+4,67
|
-12,70
|
-21,09
|
Hungari
|
232.350
|
1.070.399
|
+90,41
|
*
|
*
|
Bồ Đào Nha
|
365.936
|
803.787
|
+114,49
|
-0,93
|
+8,80
|
Ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Hiệp hội Da giày cho biết, trước những cơ hội và thách thức đan xen hiện nay, bên cạnh những chính sách vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho ngành Da giày-Túi xách phát triển thì Hiệp hội cũng như chính các DN trong ngành phải chủ động đề ra những nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài để phối hợp đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngành.
Trong đó, việc chủ động cung ứng nguyên liệu có vai trò quan trọng. Hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa của da thuộc chỉ đạt 30%, da tổng hợp là 40% các loại phụ liệu trang trí chỉ ở mức gần 45%. Để nâng tỷ lệ nội địa hóa các nguyên liệu nội địa như da thuộc, da tổng hợp, đế giày đạt tỷ lệ 50% vào năm 2020 và 70% vào 2025 cần hình thành 2 KCN thuộc da ở 2 đầu đất nước để chủ động nguồn nguyên liệu.
Song song với đó, cần hình thành các cụm công nghiệp nhỏ tại các khu vực trọng điểm cho những vật tư chiến lược là đế giày và phụ liệu trang trí.
Theo đó, phải xác định chủng loại vật tư chiến lược cho ngành và định vị các khu vực đầu tư sản xuất trọng điểm nhằm góp phần phát triển bền vững tránh những hậu quả về môi trường, từ đó xây dựng hình ảnh ngành Da giày-Túi xách của Việt Nam thân thiện với môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tinh thần các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
Bên cạnh đó, các DN phải tăng cường năng lực cạnh tranh nội tại bằng việc ứng dụng các công nghệ quản lý hiện đại để nâng cao hiệu suất lao động và quản trị DN hiệu quả với chi phí thấp. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu thị trường về kiểu dáng, công nghệ mới.
Đối với việc hỗ trợ xúc tiến thị trường xuất khẩu, cần chú trọng đa dạng hóa sản phẩm để tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm là EU, Mỹ; mở rộng thị trường Hàn Quốc, Úc, New Zealand để trở thành các thị trường lớn thông qua thăm quan các hội chợ da giày, thâm nhập vào các kênh phân phối, chuỗi cung ứng hàng hóa tại các nước này. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, ngành Da giày-Túi xách không chỉ sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 12 tỷ USD trong năm 2014, tạo đề để ngành phát triển bền vững trong thời gian tới.
Nguồn: Lefaso
Nguồn:Tin tham khảo