menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu giày dép tăng trưởng ở hầu hết các thị trường

11:07 12/01/2015

Nhóm hàng giày dép là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 4 về kim ngạch (sau dệt may, điện thoại và máy vi tính). Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 11/2014 đạt 955,17 triệu USD, tăng 10,6% so với tháng 10/2014; đưa kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2014 lên 9,24 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm hàng giày dép là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 4 về kim ngạch (sau dệt may, điện thoại và máy vi tính). Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 11/2014 đạt 955,17 triệu USD, tăng 10,6% so với tháng 10/2014; đưa kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2014 lên 9,24 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giày dép Việt Nam xuất khẩu sang 44 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại giày dép của Việt Nam, 11 tháng năm 2014 xuất khẩu sang thị trường này đạt 2,96 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 32,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này; riêng trong tháng 11/2014, kim ngạch tăng 5,3% so với tháng 10/2014, đạt 287,27 triệu USD.

Đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Bỉ với 603,29 triệu USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 6,5 kim ngạch; riêng tháng 11/2014 so với tháng trước tăng 11,3%, đạt 71,14 triệu USD. Tiếp đến thị trường Đức, đạt 524,09 triệu USD, chiếm 5,7% tổng kim ngạch, tăng 34,8%; riêng tháng 11/2014 tăng 24,5%, đạt 61,56 triệu USD.

Đáng chú ý xuất khẩu sang thị trường Phần Lan, tuy kim ngạch chỉ đạt 11,08 triệu USD nhưng có mức tăng trưởng cao nhất trong 11 tháng qua, tăng tới 201,6% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu giày dép 11 tháng năm 2014 sang hầu hết cac thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó một số thị trường có mức tăng trưởng cao gồm: Nhật Bản tăng 34,6%; Trung Quốc tăng 43,7%; UAE tăng 51,6%; Ba Lan tăng 70,7%; …

Trong các thị trường xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam, Mỹ đang vươn lên trở thành thị trường đơn lẻ lớn nhất. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này dự kiến tăng trưởng 20%, giá trị đạt khoảng 3,228 tỷ USD.

Thực tế, sự tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch tại thị trường Mỹ là do sự chuyển dịch đơn hàng của các nhà nhập khẩu lớn từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam do giá nhân công của Trung Quốc hiện tăng rất nhanh. Việt Nam cũng đang thực hiện nhiều đàm phán song phương, đa phương để mở cửa thị trường và lợi thế từ những hiệp định này có sức hút rất lớn. Bên cạnh đó, vị thế của ngành da giày Việt Nam cũng đang tăng lên, trở thành nước đứng thứ 4 về sản xuất và đứng thứ 2 về xuất khẩu giày dép trên thế giới.... Đó là những lợi thế khiến ngành da giày Việt Nam thu hút ngày càng nhiều các nhà nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ, Bộ Công Thương: Thị trường Mỹ đang có xu hướng sản xuất, tiêu dùng bền vững thông qua các chính sách bảo vệ người tiêu dùng và nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN).

Đặc biệt, trước ngưỡng cửa TPP, cùng với việc mở rộng thị trường, quốc gia này cũng sẽ thiết lập ngày càng nhiều các rào cản phi thuế quan, chủ yếu đánh vào tiêu chuẩn an toàn sản phẩm nhằm bảo vệ thị trường. Đây thực sự là thách thức không nhỏ cho các DN xuất khẩu.

Để vượt qua các rào cản trên, DN phải chủ động cập nhật, kết nối thông tin về các chính sách bởi mỗi giai đoạn, Mỹ sẽ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định khác nhau. Hơn nữa, bên cạnh việc đáp ứng luật quốc gia còn phải đáp ứng đầy đủ luật bang mới được lưu thông hàng hóa trên thị trường. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ thông tin liên quan đến luật, tiêu chuẩn an toàn sản phẩm rất quan trọng với các DN xuất khẩu.

Ngoài ra, trước những quy định bất hợp lý, DN cần mạnh dạn phản biện, không nên chỉ thụ động tiếp nhận, tuân thủ. Sau khi TPP được ký kết, thuế về 0%, Mỹ sẽ đưa ra rất nhiều các quy định, tiêu chuẩn. Các quy định này có thể khiến DN phải thay đổi cả dây chuyền sản xuất hoặc phải đầu tư thêm rất nhiều mà thực tế không cần thiết, do đó DN phải bảo vệ chính mình. Phương thức phản ánh hiệu quả nhất là thông qua Lefaso. Khi tập hợp được nhiều ý kiến Lefaso có thể thông qua Chính phủ để đàm phán, tìm hướng giải quyết thuận lợi cho DN. Lefaso cũng sẽ tích cực liên kết với Hiệp hội bán buôn bán lẻ của Mỹ nhằm cập nhật thông tin, hướng dẫn các quy định và chỉ dẫn địa chỉ tin cậy cho doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép 11 tháng năm 2014. ĐVT: USD

 

Thị trường

 

 11T/2014

 

 11T/2013

11T/2014 so cùng kỳ(%) 

Tổng kim ngạch

       9.247.904.481

       7.486.219.716

+23,53

Hoa Kỳ

        2.966.247.359

        2.353.006.526

+26,06

Bỉ

           603.290.153

           456.138.290

+32,26

Đức

           524.091.466

           388.912.972

+34,76

Anh

           521.317.267

           496.877.972

+4,92

Nhật Bản

           470.932.674

           349.790.314

+34,63

Trung Quốc

           469.427.540

           326.690.423

+43,69

Hà Lan

           415.961.136

           316.266.830

+31,52

Tây Ban Nha

           343.881.824

           261.703.260

+31,40

Italia

           273.173.564

           207.962.977

+31,36

Hàn Quốc

           265.283.685

           205.424.530

+29,14

Braxin

           247.992.418

           262.412.981

-5,50

Pháp

           222.968.869

           202.968.587

+9,85

Mexico

           211.423.404

           210.594.924

+0,39

Canada

           167.204.134

           141.209.305

+18,41

Australia

           125.761.676

             98.820.045

+27,26

Hồng Kông

           118.641.305

             96.332.983

+23,16

Panama

           116.860.824

           114.214.414

+2,32

Chi Lê

           107.888.688

             71.360.433

+51,19

Slovakia

             95.313.328

             76.086.275

+25,27

Nam Phi

             83.639.988

             74.001.453

+13,02

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

             79.184.763

             52.232.149

+51,60

Nga

             78.773.375

             89.572.932

-12,06

Đài Loan

             74.508.952

             66.583.443

+11,90

Áo

             45.062.504

             47.666.438

-5,46

Achentina

             39.528.550

             40.445.407

-2,27

Malaysia

             36.742.424

             31.890.567

+15,21

Đan Mạch

             36.330.857

             24.381.122

+49,01

Séc

             35.485.406

             28.570.146

+24,20

Thụy Điển

             34.984.331

             46.130.128

-24,16

Ấn Độ

             32.215.490

             28.010.876

+15,01

Singapore

             31.561.373

             28.695.752

+9,99

Thổ Nhĩ Kỳ

             31.399.955

             28.280.044

+11,03

Philippines

             29.502.945

             20.016.147

+47,40

Israel

             27.902.138

             16.217.637

+72,05

Hy Lạp

             22.875.386

             15.183.591

+50,66

Thái Lan

             21.049.893

             22.917.429

-8,15

NewZealand

             20.522.977

             16.700.445

+22,89

Indonesia

             19.763.882

             19.255.953

+2,64

Ba Lan

             18.030.758

             10.564.575

+70,67

Thụy Sĩ

             17.333.396

             20.971.068

-17,35

Phần Lan

             11.086.975

               3.675.673

+201,63

NaUy

             11.056.353

             16.892.273

-34,55

Ucraina

               4.950.164

               6.196.104

-20,11

Bồ Đào Nha

               1.549.104

               1.042.852

+48,54

(Số liệu của Tổng cục Hải quan)

 Nguồn: Lefaso.com.vn

Nguồn:Tin tham khảo