Khẩu vị rủi ro tăng mạnh sau khi cổ phiếu toàn cầu kết thúc năm 2023 với mức tăng hàng năm lớn nhất trong 4 năm, do triển vọng các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu có thể bắt đầu nới lỏng lãi suất trong năm 2024 nhằm thúc đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp đang bị trói buộc bởi chi phí vay cao.
Chỉ số MSCI của cổ phiếu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản đã giảm 0,1% trong phiên giao dịch sớm nhưng vẫn dao động gần mức cao nhất trong 5 tháng đạt được vào tuần trước.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đạt đỉnh 7.632,70 mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2021.
Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ, đồng nghĩa với việc không có giao dịch tiền mặt đối với Trái phiếu kho bạc.
Trọng tâm thị trường hiện chuyển sang một loạt báo cáo kinh tế. Dữ liệu này sẽ cung cấp thông tin rõ ràng hơn về việc các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu có bao nhiêu dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ và việc cắt giảm lãi suất đó có thể diễn ra trong bao lâu.
Số liệu lạm phát của khu vực đồng euro cùng với báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu (05/01).
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD giữ ổn định sau khi ghi nhận mức lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 2020 vào tuần trước, bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng về tỷ giá của Mỹ sẽ thấp hơn trong năm nay.
Đồng euro giảm 0,06% xuống còn 1,1038 USD. Trong khi đó, đồng yên giảm 0,4% xuống 141,42 JPY/USD. Đồng tiền này đang gặp khó khăn để đạt được tiến bộ khi các nhà đầu tư vẫn lo lắng về việc liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thoát khỏi lãi suất âm trong năm nay hay không.
Tại Châu Á, một cuộc khảo sát khu vực tư nhân hôm thứ Ba (02/01) cho thấy hoạt động nhà máy của Trung Quốc mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 12/2023 do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn, nhưng niềm tin kinh doanh vào năm 2024 vẫn giảm.
Điều đó trái ngược với dữ liệu chính thức được công bố vào cuối tuần qua cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 12/2023 và suy yếu hơn dự kiến, che mờ triển vọng phục hồi kinh tế của nước này và đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ chính sách hơn nữa.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết hôm Chủ nhật (01/01) rằng Trung Quốc sẽ tăng cường xu hướng phục hồi kinh tế tích cực vào năm 2024 và duy trì sự phát triển kinh tế lâu dài với những cải cách sâu sắc hơn.
Chỉ số blue chip giảm 0,7% kéo dài mức lỗ sau khi dữ liệu được công bố. Chỉ số này đã giảm 11% vào năm 2023. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (Trung Quốc) đã giảm gần 1% sau khi kết thúc năm 2023 với mức lỗ hàng năm gần 14%, khiến nơi đây trở thành một trong những thị trường chứng khoán hoạt động kém nhất thế giới.
Christopher Wong, chiến lược gia tiền tệ tại OCBC, cho biết sự khác biệt trong PMI sản xuất làm nổi bật tính mong manh của đà phục hồi kinh tế Trung Quốc. Thị trường sẽ tiêp tục theo dõi xem số liệu của Trung Quốc ổn định hay suy yếu trong giai đoạn tiếp theo.
Ở những nơi khác, giá dầu tăng mạnh vào thứ Ba (02/01), với dầu thô Brent kỳ hạn tương lai và dầu thô WTI kỳ hạn tương lai của Mỹ, mỗi loại đều tăng hơn 1%. Dầu Brent tăng 94 cent lên 77,98 USD/thùng, trong khi dầu thô của Mỹ tăng 79 cent lên 72,44 USD/thùng.
Vàng giao ngay tăng 0,14% lên 2.065,48 USD/ounce.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters