Mở đầu phiên giao dịch ngày 21/9 tại châu Á, giới đầu tư tiếp tục bán tháo tài sản rủi ro trong bối cảnh Evergrande đối mặt với một thách thức lớn trong tuần này: thanh toán 83,5 triệu USD lãi suất liên quan đến trái phiếu tháng 3/2022 vào ngày 23/9.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,5%.
Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,84%, Topix giảm 1,74%.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,79%.
Cổ phiếu Evergrande niêm yết tại Hong Kong giảm hơn 2%.
chỉ số bất động sản Hang Seng Properties giảm 0,26%.
ASX 200 của Australia giảm 0,27%.
Tập đoàn này còn khoản lãi suất 47,5 triệu USD liên quan đến trái phiếu tháng 3/2024 phải thanh toán. Bom nợ trái phiếu sẽ vỡ nếu Evergrande không thể thanh toán 2 khoản lãi suất này trong vòng 30 ngày kể từ hạn thanh toán.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,5%.
Thị trường Nhật Bản giao dịch trở lại sau khi nghỉ lễ ngày 20/9. Nikkei 225 giảm 1,84%, Topix giảm 1,74%.
Các thị trường chứng khoán ở Trung Quốc và Đài Loan hôm 21/9 vẫn đóng cửa vì kỳ nghỉ Trung thu trong khi thị trường Hàn Quốc đóng cửa đến hết ngày 22/9.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,79% sau khi lao dốc hơn 3% trong phiên trước đó. Cổ phiếu Evergrande niêm yết tại Hong Kong giảm hơn 2%, chỉ số bất động sản Hang Seng Properties giảm 0,26%.
ASX 200 của Australia giảm 0,27%.
Phố Wall ngày 20/9 giảm sâu với S&P 500 và Nasdaq có ngày giảm mạnh nhất kể từ tháng 5 do lo ngại tác động tiềm ẩn liên quan nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande. Dow Jones giảm 614,41 điểm, tương đương 1,78%, xuống 33.970,47 điểm. S&P 500 giảm 75,26 điểm, tương đương 1,7%, xuống 4.357,73 điểm. Nasdaq giảm 330,07 điểm, tương đương 2,19%, xuống 14.713,9 điểm.
Trong những năm gần đây, các khoản nợ của Evergrande đã gia tăng khi tập đoàn này liên tục vay mượn để theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau.
Evergrande những tuần qua đã cảnh báo giới đầu tư về những vấn đề liên quan đến dòng tiền, đồng thời thừa nhận nguy cơ vỡ nợ nếu không thể quyên tiền nhanh chóng. Nguy cơ vỡ nợ càng hiện hữu rõ vào tuần rồi, khi Evergrande thông báo họ không tìm được khách hàng mua một vài tài sản của mình.
Ngoài tác động thị trường, sự sụp đổ của Evergrande có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, và là chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu.
Với quy mô khủng, Evergrande sụp đổ sẽ gây áp lực lên thị trường bất động sản trong nước. Guy Lebas, trưởng chiến lược gia về thu nhập cố định tại Janney Capital Management nhận định: “Phát triển bất động sản là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế Trung Quốc trong thập kỷ qua”. Ông cho biết, việc thiếu phát triển bất động sản quy mô lớn có thể làm chậm nền kinh tế Trung Quốc.
Sự lạc quan thận trọng của Phố Wall đến từ chính phủ Bắc Kinh có ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động của nền kinh tế, thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng.
Hãy xem xét các cuộc đàn áp gần đây của Bắc Kinh với mọi lĩnh vực từ trò chơi điện tử, đi chung, công nghệ hay giáo dục. Zandi của Moody’s cho hay: “Nếu xảy ra một vụ vỡ nợ có khả năng tạo thành khủng hoảng tài chính, các nhà chức trách Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ ngăn chặn điều này”.
Nguồn:VITIC/Reuters