menu search
Đóng menu
Đóng

Ngành công nghiệp da Ấn Độ để mắt tới thị trường Việt Nam

08:44 21/07/2016

Vinanet - Trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 5 tỉ USD da thuộc và phụ kiện, chỉ 5% từ Ấn Độ - nhà sản xuất da giày lớn thứ 2 thế giới.

Các doanh nghiệp da giày Ấn Độ gần đây đã phát hiện Việt Nam là thị trường khổng lồ, trong khi các đối tác Việt Nam nhập khẩu khối lượng lớn da, nhưng ít hơn từ Ấn Độ.

Trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 5 tỉ USD da thuộc và phụ kiện, chỉ 5% từ Ấn Độ - nhà sản xuất da giày lớn thứ 2 thế giới. Việt Nam xuất khẩu 850 triệu đôi giày mỗi năm, nhưng đối mặt với sự thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng, đặc biệt da chế biến.

Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam đã đề nghị với các đối tác Ấn Độ tại cuộc họp diễn ra ngày 14/7, bên lề hội chợ da năm 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của 41 doanh nghiệp Ấn Độ: da Ấn Độ có mức giá và chất lượng tốt; tại sao chúng ta không thể mua từ Ấn Độ?

Mỗi năm, chúng tôi nhập hàng tỉ đồng da từ các nước khác, không phải là Ấn Độ?

Tuy nhiên, những điều này có sự thay đổi trong thời gian gần đây, với xuất khẩu da giày Ấn Độ sang Việt Nam liên tục tăng. Mức tăng từ 40,66 triệu  USD năm 2009/2010 lên 117,07 triệu USD năm 2014/15. Báo cáo mới nhất cho biết, trong giai đoạn từ tháng 4-12/2015, con số này tăng lên 84,5 triệu USD. Rafeeque Ahmed, chủ tịch Hội đồng xuất khẩu da Ấn Độ kêu gọi các công ty da giày Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Ấn Độ, thị trường cung cấp lớn.

Ước tính,  thị trường da giày Ấn Độ sẽ đạt 6,5 tỉ USD hiện tại và dự kiến sẽ tăng lên 12 tỉ USD vào năm 2020.

Ấn Độ nổi tiếng với da thô chất lượng, trong khi dân số trẻ lớn điều đó có nghĩa là sẵn có lao động lành nghề với mức lương cạnh tranh, Ahmed cho biết.

Ngành công nghiệp da giày nước này là một trong top 10 nguồn thu ngoại tệ hàng đầu của Ấn Độ, với ước tính 6 tỉ USD.

Khan of Kbro Leathertex, người đã đến thăm nước này, lần đầu tiên tham gia triển lãm cho biết, bà nghĩ Việt Nam là 1 thị trường nhỏ, nhưng hiện tại lớn và bà có kế hoạch mở 1 văn phòng vào năm 2017.

Việt Nam đã ký một số Hiệp định thương mại tự do với những thị trường quan trọng trên thế giới và là thành viên của TPP sẽ có lợi thế lớn đối với các nhà đầu tư tại đây.

Tôi cho rằng, một vài nhà máy da giày sẽ chuyển từ các nước khác sang Việt Nam?

Đại sứ Ấn Độ sang Việt Nam, Parvathaneni Harish cho biết, thương mại song phương đạt 7 tỉ USD vào năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 15 tỉ USD vào năm 2020.

Ngành da giày sẽ đóng góp đáng kể để đạt được mục tiêu, ông cho biết. Các công ty Ấn Độ cũng  thấy cơ hội lớn tại thị trường Việt Nam, ông cho biết thêm.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn:Vinanet