Giá thép tại miền Nam: Thép VAS giảm giá bán, dòng thép cuộn CB240 từ mức 14.820 đồng/kg giảm 200 đồng, xuống còn 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg - giảm 50 đồng.
Thép Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 14.920 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.
Thép Pomina giảm sâu, hiện dòng thép cuộn CB240 giảm 610 đồng, xuống mức 15.300 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 từ mức giá 16.220 đồng/kg giảm 720 đồng, xuống còn 15.550 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 giảm 100 đồng, xuống mức 15.330 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng, có giá 14.970 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc: Thép Việt Sing, với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 150 đồng, hiện có giá 14.970 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg.
Thép VAS giảm giá bán, hiện thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá ở mức 14.720 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 150 đồng, hiện có giá 14.970 đồng/kg.
Thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán, với thép thanh vằn D10 CB300, có giá 15.090 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.900 đồng/kg.
Thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 giữ ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.000 đồng/kg.
Thép Việt Đức với thép cuộn CB240 có giá 14.640 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.000 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung: Thép Việt Đức điều chỉnh giảm, hiện thép thanh vằn D10 CB300 giảm 150 đồng, hiện có giá 15.400 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 bình ổn nhiều ngày liên tiếp ở mức 15.050 đồng/kg.
Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, có giá 14.670 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, xuống mức 15.300 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 xuống còn 15.500 đồng/kg.
Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 14.950 đồng/kg; với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.900 đồng/kg.
Trong 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sắt thép sang 30 thị trường. Trong đó, Italy là thị trường xuất khẩu lớn nhất về lượng và trị giá với 482.970 tấn, đạt 350 triệu USD, tăng lần lượt 70% và 12% so với cùng kỳ năm 2022.
Đứng thứ 2 là thị trường Campuchia với 388.704 tấn và 274 triệu USD, giảm 17% và 30%; tiếp đến là Malaysia với 315.234 tấn, đạt 220 triệu USD, tăng 30% và giảm 4%.
Trong 30 thị trường xuất khẩu chính, Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường có mức tăng trưởng lớn nhất cả về lượng và trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2022 với lần lượt gấp 302 lần về lượng và 66 lần về trị giá.
Các thị trường khác như Ấn Độ, Bangladesh, Brazil, UAE, Pakistan, Argentina đều có mức tăng trưởng ấn tượng về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nhiều thị trường trong số nêu trên còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam như Arab Saudi (với 0,13 triệu USD), Bangladesh (3,21 triệu USD), UAE (0,88 triệu USD).
Mặt khác, Việt Nam lại ghi nhận sự sụt giảm 2 con số từ các thị trường lớn như Bỉ với -55%, Hàn Quốc với -22%, Mỹ với -47%, Tây Ban Nha với -30%.
Các yếu tố trên đã dẫn tới sự sụt giảm chung của toàn ngành về trị giá xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2023.
Hiện nay, bên cạnh việc việc giảm giá thép, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện bảo lãnh giá cho hàng đã bán ra một tuần trước đó và tiếp tục bảo lãnh hàng bán vào thị trường dân dụng. Điều này cho thấy xu hướng dò đáy của giá thép xây dựng vẫn có khả năng tiếp tục trong thời gian tới.
Nguồn:Vinanet/VITIC