Giá vàng trong nước tăng
Vào lúc 16h giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 57,50 triệu đồng/lượng - bán ra 58,22 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 57,40 triệu đồng/lượng - bán ra 58,10 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 57,50 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng) - bán ra 58,10 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng).
Giá vàng Phú Quý - SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 57,55 triệu đồng/lượng - bán ra 58,10 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng thế giới 1.786 – 1.795 USD/ounce
Giá vàng thế giới ngày 22/10 giao dịch quanh ngưỡng 1.786 – 1.795 USD/ounce, tăng 3 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Giới đầu tư hiện đang lo lắng, liệu lạm phát cao hơn có thúc đẩy các ngân hàng trung ương nâng lãi suất sớm hơn dự kiến không? Trong khi đó, không ít chuyên gia, nhà phân tích đã tin rằng, phần lớn áp lực lạm phát sẽ được duy trì và có thể dẫn đến mối đe dọa lớn đối với thị trường và nền kinh tế Mỹ. Một trong những người đó là nhà quản lý quỹ đầu cơ hàng đầu - tỷ phú Paul Tutor Jones, đã bày tỏ lo ngại về mức độ lạm phát hiện tại. "Theo quan điểm của Nhà quản lý quỹ đầu cơ này, lạm phát sẽ tiếp tục tồn tại và điều đáng báo động hơn là nó có khả năng gây ra mối đe dọa lớn đối với thị trường và nền kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất thế giới - Mỹ. Vị chuyên gia này đánh giá chính xác áp lực lạm phát hiện nay là kết quả của hàng nghìn tỷ USD do các đợt kích thích tài chính và tiền tệ - vốn ban đầu được sử dụng để chấm dứt cuộc suy thoái do hậu quả trực tiếp của đại dịch Covid-19 và sau đó là hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế Mỹ.
Một trong những dự đoán đáng báo động nhất mà Paul Tutor Jones đưa ra là áp lực giá sẽ tiếp tục tăng. Nếu xem xét rằng, lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm vào tháng 9, có nghĩa là rất có thể Fed sẽ thực hiện các bước để kiềm chế áp lực lạm phát.
Hiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không có nhiều công cụ để chống lại lạm phát gia tăng, công cụ chủ yếu của họ là tăng lãi suất, đây thực sự là "con dao hai lưỡi" đối với vàng. Bởi áp lực lạm phát cao ban đầu sẽ là tác nhân tăng giá vàng, nhưng sau đó nó có thể có tác động ngược lại.
Về kỹ thuật, ban đầu, đồ thị dấu chấm được Fed đưa ra trong thời kỳ cao điểm của đại dịch cho thấy sẽ không có đợt tăng lãi suất nào trong suốt năm 2021, đến 2022. Nhưng đến nay tình hình lại khiến người ta tin sẽ có hai đợt tăng lãi suất vào năm 2022 để giúp kiềm chế và giảm mức lạm phát cao kỷ lục.
Và khi lãi suất được tăng lên, vàng trở thành kênh đầu tư kém thuận lợi hơn khi so sánh với một khoản đầu tư có thu nhập cố định như trái phiếu chính phủ Mỹ.
Nguồn:VITIC