menu search
Đóng menu
Đóng

Trung Quốc làm gì để kiểm soát đà tăng giá hàng hóa cao kỷ lục?

17:08 19/05/2021

Chi phí hàng hóa tăng cao là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và sức mua của người dân nước này.
 
Khi giá cả tăng cao đối với mọi thứ, từ đồng và thép được sử dụng trong xây dựng, than sưởi ấm nhà cửa và cung cấp năng lượng cho các nhà máy, đến ngô làm thức ăn cho gia súc, Bắc Kinh có thể làm gì để kiểm soát đà tăng giá kỷ lục?
Hạn chế giao dịch
Các sàn giao dịch hàng hóa bận rộn của Trung Quốc là mối nghi ngờ thường thấy đối với Bắc Kinh bất cứ khi nào chính phủ cảm thấy biến động giá cả trở nên quá mức. Giá tăng vọt về quặng sắt hôm 10/5 đã gây ra một phản ứng nghiêm khắc.
Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên tuyên bố sẽ "trừng phạt nghiêm khắc" những vi phạm chưa được nêu rõ trong giao dịch quặng sắt khi tăng yêu cầu ký quỹ và thu hẹp biên độ giao dịch hàng ngày. Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng cam kết thắt chặt giao dịch thép, trong khi thị trường chứng khoán Trịnh Châu cũng có động thái tương tự đối với than.
Mục đích là để làm nguội các dòng đầu cơ có thể thu hút các làn sóng đầu tư và tạo ra các đợt tăng giá chóng mặt. Tuy nhiên, giá quặng sắt kỳ hạn tại Đại Liên giảm nhẹ trong ngày 11/5, trong khi thép cây và thép cuộn cán nóng ở Thượng Hải tiến lên mức cao mới trước các hạn chế mới. Than nhiệt cũng tạo ra một kỷ lục về giá mới.
Cắt giảm nguồn cung
Trung Quốc có thể dựa vào khu vực nhà nước rộng lớn của mình để giảm bớt tình trạng thiếu hụt. Tháng trước, cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu đã yêu cầu các công ty khai thác than sản xuất ở mức sản lượng tối đa trong mùa đông, điều này hầu như không gây ảnh hưởng đến đà tăng sau đó của thị trường lên mức cao nhất mọi thời đại.
Đối với khí đốt, thời tiết mùa đông lạnh giá bất thường dẫn đến cắt giảm chính thức các nhà nhập khẩu do không thể đáp ứng đủ nhu cầu, điều này dường như đã thúc đẩy một số người tiếp tục mua hàng trong năm nay.
Không mua lượng than như năm ngoái
Các nỗ lực tăng cường cung cấp năng lượng đã bị ảnh hưởng do căng thẳng ngoại giao với Canberra. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu than của Úc, một trong các hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ lúa mạch đến rượu. Và ít nhất hai trong số các nhà nhập khẩu khí đốt nhỏ hơn của Trung Quốc đã được yêu cầu tránh mua thêm khí đốt từ Úc để giao hàng trong năm tới.
Giải phóng kho dự trữ
Trung Quốc đã cân nhắc việc bán khoảng 500.000 tấn nhôm từ nguồn dự trữ nhà nước để hạ nhiệt thị trường. Giá ban đầu giảm theo kế hoạch trước khi tăng trở lại mức cao nhất trong một thập kỷ. Năm ngoái, sản lượng kim loại nhẹ của Trung Quốc là 37 triệu tấn, cao hơn một nửa tổng sản lượng của thế giới.
Quốc gia này nắm giữ các kho dự trữ từ nguyên liệu như đồng đến thực phẩm như đậu nành, cũng như trữ lượng dầu thô khổng lồ, nhưng số lượng không được tiết lộ. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cơ quan dự trữ là người mua hoặc người bán đều có khả năng thay đổi thị trường một cách đáng kể.
Kế hoạch dài hạn hơn có thể bao gồm việc bổ sung thêm kim loại cơ bản vào nguồn dự trữ chiến lược để đảm bảo nguồn cung trong nước và giảm bớt sự thiếu hụt tương lai.
Dự trữ thực phẩm
Trung Quốc cũng đang xây dựng vùng đệm nông nghiệp của mình. Chính phủ đã mua một lượng lớn ngô của Mỹ để dự trữ quốc gia và có thể bán ra thị trường để dập tắt bất kỳ đợt tăng giá đột biến nào trước vụ thu hoạch trong nước trong quý IV.
Các nhà chức trách cũng đã áp đặt các hạn chế bán lúa mì trong nước trong bối cảnh lo ngại rằng việc các nhà máy thức ăn chăn nuôi tăng mua để thay thế ngô đắt đỏ có thể đẩy giá vụ lúa mì mới, sẽ thu hoạch vào tháng 6 tăng lên.
Bắc Kinh cũng đang bổ sung dự trữ đậu tương của mình, lần đầu tiên bổ sung đậu tương trồng tại địa phương kể từ năm 2017 để kiềm chế bất kỳ lạm phát lương thực nào có thể xảy ra.
Cây trồng trong nước không biến đổi gen và được sử dụng làm thực phẩm như đậu phụ thay vì làm thức ăn chăn nuôi. Trung Quốc cũng thường xuyên giải phóng lượng thịt lợn dự trữ để hạ nhiệt sự gia tăng giá của loại thịt được tiêu thụ phổ biến ở quốc gia này.
Kích thích tài chính
Để giải cứu một nền kinh tế đang điêu đứng vì đại dịch, Trung Quốc đã sử dụng kịch bản thông thường: xây dựng quy mô lớn do nhà nước tài trợ để kích cầuvà mở rộng tín dụng cung cấp cho thị trường bất động sản. Điều đó đã giúp kiềm chế giá thép và các vật liệu xây dựng khác như đồng và nhôm.
Năm nay, Trung Quốc đã cắt giảm hạn ngạch bán nợ trái phiếu tài trợ cho cơ sở hạ tầng và các chính quyền địa phương đã chậm lại phát hành trái phiếu mới.
Chính sách tiền tệ
Mối quan tâm lớn nhất là giá hàng hóa kỷ lục sẽ thúc đẩy lạm phát trên toàn cầu và các ngân hàng trung ương sẽ hành động quá chậm để ngăn chặn xu hướng lạp phát. Tháng trước chứng kiến sự tăng trưởng nhanh nhất về giá tại nhà máy của Trung Quốc kể từ tháng 10 năm 2017, một sự đột biến có thể khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lo ngại.
Tất cả các thị trường tài chính của Trung Quốc đều đang khẩn trương vì bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ tăng tốc thắt chặt tiền tệ khi quốc gia này hoàn thành quá trình phục hồi sau đại dịch.
Đối với kim loại, các yêu cầu cho vay khó khăn hơn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu trên các lĩnh vực, từ bất động sản đến ô tô và hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, Bloomberg Economics không cho rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ có động lực để hành động, vì giá tiêu dùng vẫn tương đối thấp. 

Nguồn:nongnghiep.vn

Link gốc