Biểu đồ: T.Bình.
Cụ thể, tháng 1/2022, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga đạt 325,3 triệu USD tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điện thoại và linh kiện có có kim ngạch lớn nhất với 90,33 triệu USD, nhưng bị sụt giảm so với con số hơn 110 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.
Dù vậy, nhiều nhóm hàng chủ lực khác ở thị trường Nga có sự tăng trưởng cao như: máy móc, thiết bị đạt 28,54 triệu USD, tăng 129%; dệt may đạt 34,8 triệu USD, tăng gần 37,3%; cà phê 24,5 triệu USD, tăng 79,2%... Trong khi đó, nhập khẩu từ Nga trong tháng 1 đạt 276,2 triệu USD, tăng mạnh 41,35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sắt thép và than là 2 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất và có tăng trưởng cao. Cụ thể, sắt thép đạt hơn 117 nghìn tấn, giảm khoảng 10 nghìn tấn; kim ngạch gần 97 triệu USD, tăng 46,2%; than đạt hơn 350 nghìn tấn, giảm hơn 100 nghìn tấn; kim ngạch 76,8 triệu USD, tăng 93,55%.
Như vậy, có thể thấy giá nhập khẩu 2 nhóm hàng chủ lực nêu trên từ Nga đều tăng cao, bởi trong khi lượng giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng mạnh.
Đối với thị trường Ukraine, xuất khẩu trong tháng 1 đạt 32,5 triệu USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số lượng hàng xuất khẩu sang Ukraine khá khiêm tốn, chủ yếu là hàng hóa thuộc linh vực nông nghiệp như thủy sản, cà phê, chè, rau quả, hạt điều, hạt tiêu, gạo… nhưng kim ngạch với từng nhóm chỉ từ vài chục nghìn đến vài triệu USD.
Ngoài ra, còn các nhóm hàng đáng chú ý như điện thoại, máy vi tính, dệt may, giày dép, máy móc... Trong đó, điện thoại và linh kiện là nhóm hàng “chục triệu USD” duy nhất với kim ngạch 14,67 triệu USD.
Chiều nhập khẩu, tháng 1, Việt Nam chỉ hơn 5,4 triệu USD, nhập hàng từ Ukraine, giảm khoảng 200 nghìn USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với kim ngạch hơn 1,1 triệu USD, tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quan hệ thương mại với cả 2 thị trường Nga và Ukraine, Việt Nam đều có thặng dư thương mại.
Nguồn:haiquanonline