Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.220 VND/USD (tăng 4 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN lên mức 23.175 - 23.867 VND/USD (giữ nguyên giá mua vào nhưng tăng mạnh 217 đồng giá bán ra).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch trong khoảng 22.523 - 23.917 VND/USD. Tỷ giá USD các ngân hàng thương mại như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.060 – 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua ở cả 2 chiều mua bán. Ngân hàng ACB niêm yết 23.090 – 23.260 VND/USD, giảm 30 đồng giá mua nhưng không đổi giá bán. Đông Á niêm yết 23.120 - 23.260 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 45 đồng giá mua nhưng giảm 15 đồng giá bán.
Techcombank niêm yết 23.075 - 23.275 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng cả 2 chiều mua bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.070 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 9 đồng giá mua nhưng tăng 11 đồng giá bán.
Sacombank niêm yết 23.078 - 23.258 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 12 đồng cả giá mua và giá bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.091 - 23.271 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 1 đồng cả giá mua và giá bán.
BIDV niêm yết 23.090 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi cả giá mua và giá bán.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.170 đồng/USD và bán ra 23.200 đồng/USD, giảm 10 đồng so với cuối tuần qua ở cả 2 chiều mua bán.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 11h30 có 14 ngoại tệ tăng giá, 1 ngoại tệ giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 15 ngoại tệ tăng giá và 6 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 13/7/2020
ĐVT: đồng
Tên ngoại tệ
|
Mã ngoại tệ
|
Mua Tiền mặt
|
Mua chuyển khoản
|
Bán ra
|
Đô la Mỹ
|
USD
|
23.084,25 (+0,82)
|
23.097 (-2,14)
|
23.266,75 (-0,96)
|
Đô la Úc
|
AUD
|
15.831,81 (+33,79)
|
15.958,51 (+32,15)
|
16.379,39 (+3,11)
|
Đô la Canada
|
CAD
|
16.785,03 (+40,51)
|
16.905,91 (+37,96)
|
17.276,37 (+8,65)
|
Franc Thuỵ Sĩ
|
CHF
|
23.975,01 (+31,81)
|
24.433,72 (+49,05)
|
24.734,94 (+27,66)
|
Euro
|
EUR
|
25.864,63 (+84,75)
|
25.984,15 (+82,81)
|
26.675,42 (+21,76)
|
Bảng Anh
|
GBP
|
28.848,65 (+97,61)
|
29.051,38 (+106,31)
|
29.580,45 (+82,21)
|
Đô la Hồng Kông
|
HKD
|
2.801,62 (-0,13)
|
2.934,87 (+5,66)
|
3.047,89 (-0,94)
|
Yên Nhật
|
JPY
|
212,59 (+0,37)
|
214,10 (+0,31)
|
219,73 (-0,24)
|
Ðô la New Zealand
|
NZD
|
15.017 (+22)
|
15.098,40 (+10,40)
|
15.410,67 (+9,67)
|
Đô la Singapore
|
SGD
|
16.404,29 (+47,84)
|
16.511,45 (+48,46)
|
16.879,83 (+19,06)
|
Bạc Thái
|
THB
|
685,48 (+0,60)
|
723,80 (+2,70)
|
768,16 (+1,98)
|
Nhân Dân Tệ
|
CNY
|
3.244,92 (+3,29)
|
3.262,54 (+0,87)
|
3.373,79 (+0,09)
|
Ringit Malaysia
|
MYR
|
5.103,52 (+15,52)
|
5.339,78 (+6,61)
|
5.581,98 (+ 9)
|
Won Hàn Quốc
|
KRW
|
17,18 (+0,03)
|
18,50 (+0,22)
|
20,73 (-0,16)
|
Krone Đan Mạch
|
DKK
|
0
|
3.454,45 (+11,67)
|
3.618,21 (+9,57)
|
Rupee Ấn Độ
|
INR
|
0
|
307,53 (-0,21)
|
319,59 (-0,23)
|
Kuwaiti dinar
|
KWD
|
0
|
75.125,90
|
78.073,71
|
Krone Na Uy
|
NOK
|
0
|
2.400,19 (+15,38)
|
2.521,88 (+14,31)
|
Rúp Nga
|
RUB
|
0
|
311,31 (+0,60)
|
371,48 (+1,12)
|
Rian Ả-Rập-Xê-Út
|
SAR
|
0
|
6.165,84
|
6.407,78
|
Krona Thuỵ Điển
|
SEK
|
0
|
2.465,97 (+12,01)
|
2.584,49 (+12,19)
|
Kip Lào
|
LAK
|
0
|
2,24
|
2,54
|
Đô la Đài Loan
|
TWD
|
712,63 (+0,36)
|
761
|
831,68 (+0,21)
|
Riêl Campuchia
|
KHR
|
0
|
5
|
5
|
Peso Philippin
|
PHP
|
0
|
462
|
492
|
|
ZAR
|
0
|
1.573 (+2)
|
1.974 (-3)
|
Tỷ giá USD thế giới giảm
USD Index giảm 0,05% xuống 96,625 điểm vào lúc 6h35 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,12% lên 1,1311. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,06% xuống 1,2628. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,01% xuống 106,88.
Tỷ giá USD đang có dấu hiệu dần suy yếu do phải chịu áp lực từ sự cải thiện tình hình kinh tế ở một số quốc gia, bao gồm liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, các doanh nghiệp đã bắt đầu tái hoạt động tại châu Âu, nhu cầu thị trường đang phục hồi. Trong khi đó, Mỹ vẫn đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh phức tạp và ngay cả các quan chức Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng tỏ ra nghi ngờ về khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các thành viên của Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC), Rosengren và Barkin lưu ý rằng mặc dù Mỹ đã hoàn thành các đơn đặt hàng cũ, nhưng cho đến nay ngành công nghiệp vẫn chưa nhận được đơn hàng mới. Điều này có thể dẫn đến việc phải phát hành thêm đồng bạc xanh và tăng cường chương trình nới lỏng định lượng.
Tình hình trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang phải xoay xở giữa một làn sóng lây lan mới của đại dịch COVID-19. Ngày 8/7, 60 nghìn người nhiễm bệnh mới được báo cáo – số lượng bệnh nhân trong ngày cao kỉ lục từ khi dịch bệnh được phát hiện tại Trung Quốc.
Trong khi đó, đồng euro đang có xu hướng tích cực nhờ những tiến bộ trong việc kiểm soát dịch bệnh và chính sách tài chính, tiền tệ hiệu quả của EU. Ngoài ra, việc tổng thống Donald Trump thất thế trên con đường tranh cử nhiệm kì mới cũng có thể có lợi cho châu Âu. Cụ thể, vị thế của ông Trump đã bị suy giảm do không theo kịp cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Nếu đảng Dân chủ với ứng cử viên Joe Biden trở thành tổng thống mới, thì chính sách của Washington đối với Bắc Kinh có thể thay đổi đáng kể, điều này sẽ dẫn đến sự tăng trưởng mạnh hơn của Trung Quốc và các nền kinh tế tại châu Âu.
Ở một diễn biến khác, đồng bảng Anh đang tìm được sự ổn định nhờ sự suy yếu của đồng bạc xanh, cũng như tâm lí lạc quan của giới đầu tư về kết quả cuộc đàm phán với điều khoản của giữa Anh và EU thời kì hậu Brexit.
Tại châu Á, Tokyo cũng đã ghi nhận sự gia tăng kỉ lục số lượng các trường hợp nhiễm COVID-19. Mặc dù vậy, cho đến nay điều này không đáng lo ngại đến các nhà đầu tư, đặc biệt là khi dữ liệu về đơn đặt hàng công nghiệp của Nhật Bản cao hơn dự báo. Dữ liệu này là minh chứng cho sự phục hồi kinh tế của cường quốc châu Á, theo tin tổng hợp từ ActionForex.
Nguồn:VITIC