menu search
Đóng menu
Đóng

Tỷ giá USD ngày 1/4/2024 tại đa số ngân hàng giảm

11:35 01/04/2024

Hôm nay, tỷ giá trung tâm và giá bán USD trên thị trường tự do tăng so với cuối tuần qua nhưng giá USD tại các ngân hàng Thương mại lại giảm.

Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 24.004 VND/USD (tăng 1 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.400 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 25.154 VND/USD (tăng 1 đồng).
Tỷ giá USD hôm nay tại đa số ngân hàng có xu hướng giảm so với cuối tuần qua. Ngân hàng Vietcombank giảm 10 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 24.590 – 24.960 VND/USD. Ngân hàng VPBank tăng 33 đồng giá mua nhưng giảm 66 đồng giá bán xuống mức 24.596- 24.956 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giữ nguyên cả giá mua và giá bán ở mức 24.620 – 25.020 VND/USD. Ngân hàng MB giảm 68 đồng giá mua nhưng tăng 123 đồng giá bán lên mức 24.625 – 25.040 VND/USD. Ngân hàng Techcombank giảm11 đồng giá mua và giảm 94 đồng giá bán xuống mức 24.629 – 24.961 VND/USD. Ngân hàng Seabank tăng 20 đồng giá mua và tăng 90 đồng giá bán lên mức 24.640 – 25.070 VND/USD
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 24.590 – 24.640 VND/USD, còn bán ra ở mức 24.956 – 25.070 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng Seabank có giá mua USD cao nhất và ngân hàng VPBank có giá bán USD thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 25.350 đồng/USD (tăng 50 đồng so với cuối tuần qua) và bán ra 25.450 đồng/USD (tăng 50 đồng).
Tỷ giá USD ngày 1/4/2024
ĐVT: đồng/USD

Tỷ giá USD ngày 1/4/2024 tại đa số ngân hàng giảm

Tỷ giá USD thế giới ổn định
USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, hiện ở mức 104,52 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD giảm 0,06% ở mức 1,0792. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,09% ở mức 1,2637. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,01% ở mức 151,33.
Theo Reuters, đồng USD đã không giảm giá vào phiên cuối tuần qua sau công bố PCE và bài phát biểu của Chủ tịch Fed.
Dữ liệu chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 2, được công bố cho thấy ít chậm lại hơn so với năm ngoái. Dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ ghi nhận PCE tăng ở mức 2,5% hàng năm trong tháng 2, tăng từ mức 2,4% của tháng trước.
PCE cơ bản không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng đã tăng 0,3% so với tháng trước, nhanh hơn một chút so với dự đoán của Powell khi ông nói vào tuần trước rằng lạm phát cơ bản sẽ thấp hơn nhiều trong tháng 2.
Ông Jerome Powell hôm thứ 6 đã cho biết Fed sẽ thận trọng và giữ nguyên nguyên tắc cơ sở của ngân hàng trung ương trong việc cắt giảm lãi suất năm nay. Nhận xét của ông Powell cũng phù hợp với phát biểu của ông sau cuộc họp chính sách của Fed vào tuần trước, trong đó ông cho biết lạm phát cao hơn dự kiến trong tháng 1 và tháng 2 không làm thay đổi kỳ vọng rằng việc tăng giá sẽ cần tiếp tục giảm trong năm nay xuống mục tiêu 2%.
Lou Crandall, kinh tế trưởng tại Wrightson ICAP, cho biết PCE cốt lõi vẫn cao hơn mục tiêu 2% hàng năm của Fed, nhưng không phải là một con số gì quá khủng khiếp. Thật vậy, Powell chỉ ra rằng thông tin PCE mới nhất không làm suy yếu triển vọng cơ bản của ngân hàng trung ương, nhưng cho biết với nền kinh tế đang trên nền tảng mạnh mẽ như bây giờ, điều này có nghĩa là không cần phải vội vàng nới lỏng.
Tuần này, Chủ tịch Fed sẽ có thêm một bài phát biểu về triển vọng chính sách tiền tệ vào thứ 4 tại Đại học Stanford.
Các nhà kinh tế tại Deutsche Bank nhận định sự kiện này dự đoán sẽ có một thông điệp được diễn đạt cẩn thận hơn từ người đứng đầu ngân hàng trung ương liên quan đến triển vọng ngắn hạn, nhưng cũng sẽ gần với thông điệp được đưa ra trong cuộc họp FOMC ngày 20/3 vừa rồi, cụ thể là Fed phụ thuộc vào dữ liệu và sẽ cần thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang trên đà đạt tới mức 2%.

Nguồn:Vinanet/VITIC