Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.207 VND/USD (giảm 5 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.400 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Tỷ giá USD hôm nay tại đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục giảm so với cuối tuần qua, Vietcombank giảm 20 đồng cả hai chiều mua bán ở mức 23.220 – 23.530 VND/USD, VPBank giảm 20 đồng giá mua nhưng giữ nguyên giá bán ở mức 23.250 – 23.550 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giảm 30 đồng giá mua nhưng tăng 150 đồng giá bán ở mức 23.280 – 23.710 VND/USD.
MBbank giảm 60 đồng giá mua nhưng tăng 250 đồng giá bán lên mức 23.250 – 23.770 VND/USD. Ngân hàng Đông Á không đổi giá mua nhưng giảm 70 đồng giá bán xuống mức 23.300 – 23.550 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.220 – 23.300 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.530 – 23.770 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng Đông Á có giá mua USD cao nhất và ngân hàng Vietcombank có giá bán USD thấp nhất.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 24.300 đồng/USD và bán ra 24.380 đồng/USD, giá mua không đổi nhưng giá bán giảm 20 đồng so với cuối tuần qua.
Tỷ giá USD ngày 25/7/2022
ĐVT: đ/USD
USD quốc tế ổn định
USD Index hiện ở mức 106,71 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,16% ở mức 1,0201. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,17% ở mức 1,1985. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,02% ở mức 136,13.
Theo Investing, đồng USD mở phiên giao dịch ở mức cao từ điểm phục hồi cuối tuần trước nhờ dữ liệu hoạt động kinh doanh giảm lần đầu tiên trong gần hai năm của Mỹ do dịch vụ giảm sâu so với tăng trưởng sản xuất, có khả năng dẫn đến những dự báo về việc liệu nền kinh tế nước này có đang quay trở lại tình trạng suy thoái hay không.
Là một đồng tiền trú ẩn an toàn, bối cảnh như vậy đã làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro, phản ánh tác động tâm lý về một điều kiện tài chính thắt chặt hơn và thực tế là áp lực lạm phát vẫn tăng cao dù đây có thể chỉ là một sự suy yếu ngắn hạn.
Trong khi đó, đồng euro ghi nhận đà chững lại do chỉ số quản lý mua hàng tổng hợp của S&P Global đã chỉ ra suy thoái ngày càng nhanh trong lĩnh vực sản xuất và tăng trưởng khu vực dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát đẩy người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.
Ở một diễn biến khác, đồng bảng Anh cũng giảm nhẹ so với USD khi dữ liệu cho thấy các doanh nghiệp của Anh đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 17 tháng vào tháng 7, làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm trong nền kinh tế nước này khi đang phải vật lộn với lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
Nguồn:Vinanet/VITIC