menu search
Đóng menu
Đóng

Tỷ giá USD ngày 27/7/2022 tăng giảm không đồng nhất giữa các ngân hàng

11:20 27/07/2022

Hôm nay, tỷ giá trung tâm giảm so với hôm qua, nhưng giá bán USD trên thị trường tự do tăng, giá USD tại các ngân hàng Thương mại tăng giảm không đồng nhất.

Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.192 VND/USD (giảm 4 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.400 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Tỷ giá USD hôm nay tăng giảm không đồng nhất giữa các ngân hàng so với hôm qua, Vietcombank không đổi cả hai chiều mua bán ở mức 23.185 – 23.495 VND/USD, VPBank giảm 15 đồng cả giá mua và giá bán ở mức 23.195 – 23.495 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giảm 30 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 23.240 – 23.660 VND/USD.
MBbank tăng 15 đồng giá mua và tăng 3 đồng giá bán lên mức 23.220 – 23.823 VND/USD. Ngân hàng Đông Á giữ nguyên cả giá mua và giá bán ở mức 23.090 – 23.280 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.090 – 23.255 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.260 – 23.823 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng HSBC có giá mua USD cao nhất và ngân hàng SCB có giá bán USD thấp nhất.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 24.350 đồng/USD và bán ra 24.410 đồng/USD, giá mua tăng 20 đồng và giá bán tăng 30 đồng so với hôm qua.
Tỷ giá USD ngày 27/7/2022
                                                                                         ĐVT: đ/USD

USD tăng sau ba phiên giảm liên tiếp
USD Index hiện ở mức 107,13 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,11% ở mức 1,0130. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,07% ở mức 1,2130. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,01% ở mức 136,96.
Theo Investing, đồng USD đã có đà phục hồi sau khi bị kìm hãm bởi sự không chắc chắn về lộ trình thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.
Fed cuối ngày hôm qua đã bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày và gần như chắc chắn sẽ đưa ra mức tăng lãi suất 75 điểm phần trăm. Nhưng thị trường đang đánh giá liệu tốc độ tăng trưởng nhẹ có báo hiệu tốc độ tăng lãi suất chậm hơn hay không.
Tâm lý chấp nhận rủi ro đã thúc đẩy đồng USD khi chứng khoán Mỹ bị kéo xuống thấp hơn sau cảnh báo lợi nhuận từ gã khổng lồ bán lẻ WalMart cho biết họ sẽ giảm giá để giảm lượng hàng tồn kho. Nhiều nhà phân tích cho rằng việc nén tỷ suất lợi nhuận của WalMart do lạm phát cao hơn sẽ khiến mọi người lo lắng về suy thoái hơn.
Dữ liệu khác cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp là tháng 7, cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Ngày 28/7, thị trường sẽ nhận được thông tin về GDP quý II còn ngày 29/7 sẽ công bố chi tiêu tiêu dùng cá nhân.
Các hợp đồng tương lai lãi suất điều hành cho thấy lãi suất sẽ đạt đỉnh vào tháng 1/2023, sớm hơn một tháng so với kết quả tháng 2 mà họ đưa ra vào tuần trước, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn dài đã giảm khoảng 80 điểm cơ bản so với mức cao nhất vào giữa tháng 6.
Các nhà giao dịch đã cắt giảm quá mức các vị thế mua đồng bạc xanh khi họ đánh giá lại lãi suất kỳ vọng của Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết vẫn giữ quan điểm tăng giá USD với lo ngại suy giảm kinh tế toàn cầu được củng cố bởi các dữ liệu gần đây. Trong khi đó, các nước Liên minh châu Âu đang chuẩn bị thông qua một đề xuất khẩn cấp nhằm hạn chế nhu cầu khí đốt, khiến đồng tiền chung euro và lợi tức trái phiếu của Đức giảm xuống đáng kể. Điều này làm tăng thêm câu chuyện suy thoái và lạm phát. Đầu tuần, Nga cho biết sẽ cắt giảm dòng khí đốt đến Đức qua đường ống Nord Stream 1 xuống còn 33 triệu mét khối mỗi ngày, một nửa lưu lượng hiện tại, kể từ hôm nay.
Đồng euro vẫn ở trên mức ngang giá so với USD nhưng chiến lược gia Francesco Pesole của ING Bank cảnh báo rằng các nhà giao dịch có thể bắt đầu định giá lại kỳ vọng tăng lãi suất từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Thị trường sẽ chứng kiến mức tăng lãi suất 39 điểm cơ bản của ECB vào tháng 9 và khoảng 100 điểm cơ bản vào cuối năm. Các chuyên gia cho rằng câu chuyện khí đốt của Nga là một mối đe dọa thường trực, gây thiệt hại cho nền kinh tế khu vực.
 

Nguồn:Vinanet/VITIC