menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới kéo dài đà tăng

11:01 27/04/2022

Giá dầu kéo dài đà tăng trong phiên sáng thứ tư (27/4), khi thị trường hy vọng về gói kích thích kinh tế làm tăng nhu cầu dầu từ thị trường Trung Quốc.
 
Dầu thô Brent giao sau tăng 1,27 USD, tương đương 1,2%, lên 106,26 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giao sau tăng 1,11 USD hay 1,1% lên 102,81 USD/thùng.
Giá dầu thô phiên hôm nay cao hơn khoảng 3% vào hôm thứ ba (26/4), trong bối cảnh giao dịch biến động do thị trường bị giằng co giữa cung và cầu vì lo ngại về sự gián đoạn dầu khí của Nga.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Ba cho biết họ sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách tiền tệ thận trọng cho nền kinh tế của mình khi dịch COVID-19 sắp bùng phát ở thủ đô. Bất kỳ biện pháp kích thích nào cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ.
Công ty dữ liệu du lịch OAG cho biết, mặc dù thị trường hàng không lớn nhất châu Á bị ngừng hoạt động trong thời gian dài, nhu cầu bay nội địa của Trung Quốc đã phục hồi.
Về nguồn cung, dữ liệu của chính phủ Mỹ về tồn kho dầu thô sẽ được công bố vào cuối ngày thứ Tư. Dữ liệu ngành hôm thứ Ba cho thấy dự trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng trong tuần trước trong khi tồn kho xăng giảm.

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng 3%

Hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng khoảng 3% vào thứ Ba (26/4), do sản lượng giảm gần đây.

Hợp đồng khí đốt giao tháng 5 tăng 19,5 cent, tương đương 2,9%, ở mức 6,864 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu).

Hợp đồng giao tháng 6 tăng khoảng 2,8% ở mức 6,99 USD/mmBtu.

Giá khí đốt kỳ hạn của Mỹ đã tăng khoảng 87% cho đến nay trong năm nay do giá toàn cầu cao hơn,  nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ gần mức cao kỷ lục. Giá khí đốt giao dịch quanh mức 29 USD/mmBtu ở châu Âu và 25 USD ở Châu Á.

Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹỳ đã tăng lên 94,3 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tháng 4 từ mức 93,7 bcfd vào tháng 3. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 96,3 bcfd vào tháng 12 năm 2021.

Với thời tiết chuyển mùa ôn hòa hơn, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 92,2 bcfd trong tuần này xuống 90,6 bcfd vào tuần tới.

Lượng khí đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ đã giảm từ mức kỷ lục 12,9 bcfd vào tháng 3 xuống 12,3 bcfd cho đến nay vào tháng 4 do phần lớn sự sụt giảm tại cơ sở của Freeport LNG ở Texas.

Nga, nhà sản xuất khí đốt lớn thứ hai thế giới, cung cấp khoảng 30% đến 40% lượng khí đốt của châu Âu, tổng trị giá khoảng 18,3 bcfd vào năm 2021. EU muốn cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào cuối năm 2022.

Các kho dự trữ khí đốt ở Tây Âu - Bỉ, Pháp, Đức và Hà Lan - thấp hơn khoảng 23% so với mức trung bình 5 năm (2017-2021) cho thời điểm này trong năm.

 

Nguồn:VITIC/Reuter