menu search
Đóng menu
Đóng

Báo động tình trạng thuốc bảo vệ thực vật chưa được kiểm soát

10:16 06/09/2012
Hiện nay, tình trạng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhập lậu vào Việt Nam đang ở mức báo động, vì thế để giảm thiểu tác hại của các loại thuốc này công tác kiểm soát là rất cần thiết. ông Đỗ Thanh Bái, Chuyên gia của Dự án xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV POP (các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy) tồn lưu tại Việt Nam có ý kiến về vấn đề này.

Hiện nay, tình trạng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhập lậu vào Việt Nam đang ở mức báo động, vì thế để giảm thiểu tác hại của các loại thuốc này công tác kiểm soát là rất cần thiết. ông Đỗ Thanh Bái, Chuyên gia của Dự án xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV POP (các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy) tồn lưu tại Việt Nam có ý kiến về vấn đề này.

Đánh giá về thực trạng thuốc BVTV nhập lậu được bày bán tràn lan ở thị trường nước ta hiện nay:

Hiện nay có đến 80% thuốc BVTV trôi nổi trên thị trường nhập lậu qua đường biên giới. Những loại thuốc BVTV “tuồn” vào nước ta chủ yếu qua đường nhập lậu, giá rẻ hơn rất nhiều so với giá của các mặt hàng thuốc BVTV được sản xuất trong nước. Tại thị trường Việt Nam hiện nay đang trôi nổi một số loại thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe con người như: Cypermethrin, Propiconazole và Fipronil... là những loại thuốc có thể gây ung thư cao. Thực tế này cho thấy, tình hình NK, mua bán trái phép các loại thuốc BVTV là vấn đề nổi cộm. Các loại thuốc BVTV này chủ yếu được nhập lậu trái phép qua các cửa khẩu biên giới, tập trung tại các tỉnh phía Bắc giáp Trung Quốc và một số tỉnh phía Nam giáp Campuchia.

Bên cạnh đó, hầu hết thuốc BVTV được nhập vào Việt Nam đều ghi nhãn mác bằng tiếng nước ngoài, không có hướng dẫn bằng tiếng Việt. Có nhiều loại thuốc cực độc như thuốc diệt chuột bằng ống nước, bằng bột, bằng giấy dán tẩm thuốc... Đồng thời, ở một số chợ vùng cao người bán còn để lẫn lộn thuốc BVTV với các mặt hàng khác như: xì dầu, thuốc cảm, gạo, thức ăn gia súc, gia cầm. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người, ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện nay các kho chứa thuốc BVTV của nước ta chưa  đạt yêu cầu:

Hiện nay các kho lưu giữ hóa chất bị bắt giữ và chờ tiêu hủy xét về góc độ an toàn là không đạt. Vì nhìn chung, chúng ta chưa định lượng được các loại hóa chất nhập lậu là bao nhiêu và không nắm hết được thông tin về loại hóa chất đó (nhiều loại hóa chất không có bao bì nên không biết được độ nguy hiểm của nó). Các kho chứa hóa chất ở nhiều địa phương còn sơ sài, chưa có hệ thống cảnh báo, còn khá gần khu dân cư, thiếu thốn về góc độ an toàn. Thậm chí các kho hóa chất được cấp phép của các công ty kinh doanh hóa chất cũng chưa tuân thủ đúng quy tắc về kho hóa chất trong điều kiện Việt Nam. Mặc dù, các địa phương đã rất cố gắng nhưng thiếu kinh phí, nguồn lực nên những cố gắng của nhiều đơn vị cũng chỉ như “muối bỏ bể”.

Những việc cần làm để giải quyết được tình trạng này:

Thực trạng về thuốc BVTV đang là vấn đề vô cùng cấp thiết cho tất cả các khâu từ NK cho đến sử dụng. Do đó, để giải quyết vấn đề này cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Công an, Hải quan, Bảo vệ thực vật, Biên phòng, Quản lý thị trường... Đồng thời, tăng cường tuyên truyền vận động người sử dụng không mua thuốc ngoài danh mục.

Đối với những người buôn lậu, vì lợi ích riêng tìm mọi cách mua bán kinh doanh mặt hàng này nên có chế tài xử lý thật mạnh như đưa ra các quy định là người bị bắt nhập thuốc BVTV lậu sẽ phải chi tiền lưu kho và tiêu hủy. Thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi vi phạm. Hiện nay chi phí tiêu hủy thuốc BVTV từ 30 đến 40 triệu đồng/tấn, khoản tiền này không phải là nhỏ đối với các tỉnh còn nghèo. Do đó, khi các đối tượng cố tình vi phạm, cần phải quy trách nhiệm. Nếu có những chế tài mạnh thì mới hy vọng đẩy lùi được tình trạng này. Ngoài ra, cần phải đầu tư xây dựng các kho tạm lưu giữ thuốc trước khi tiêu hủy đạt tiêu chuẩn, không gây ô nhiễm đất và nước; tránh hiểm họa lâu dài cho cộng đồng dân cư.

 (HQ)

 

Nguồn:Hải quan Việt Nam