menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tuần tới 22/2: Cà phê tăng mạnh nhất 14 năm, khí gas cao nhất 5 năm

10:19 22/02/2014

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên thị trường thế giới tăng mạnh nhất trong vòng hơn 14 năm trong tuần kết thúc vào ngày 21/2 (rạng sáng 22/2 giờ VN) do hạn hán ở nước sản xuất hàng đầu là Brazil thúc đẩy các nhà đầu tư mua mạnh, trong khi khí gas vọt lên mức cao kỷ lục gần 5 năm bởi dự báo thời tiết ở Mỹ tiếp tục lạnh giá.

(VINANET) – Giá cà phê arabica kỳ hạn trên thị trường thế giới tăng mạnh nhất trong vòng hơn 14 năm trong tuần kết thúc vào ngày 21/2 (rạng sáng 22/2 giờ VN) do hạn hán ở nước sản xuất hàng đầu là Brazil thúc đẩy các nhà đầu tư mua mạnh, trong khi khí gas vọt lên mức cao kỷ lục gần 5 năm bởi dự báo thời tiết ở Mỹ tiếp tục lạnh giá.

Đường thô cũng tăng do thời tiết khô hạn, đạt mức cao kỷ lục 2 tháng do các quỹ và các nhà đầu tư mua bù.

Tính chung trong tuần qua, giá cà phê arabica tăng gần 20%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/1999. Khí gas tăng 16%, mức tăng mạnh thứ 2 sau khi tăng 20% trong tuần cuối tháng 1.

Tính từ đầu năm tới nay, cả 2 mặt hàng này đều tăng 50%.

Chỉ số giá 19 nguyên liệu Thomson Reuters/Core Commodity Index tăng gần 3% trong tuần qua, mức tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào 14/9/2012.

Tuy nhiên, phiên cuối tuần 21/2, các hàng hóa gần như giữ nguyên giá, đặc biệt là dầu thô và những hàng hóa khác như dầu đốt, ngô, lúa mì và cacao.

Giá vàng đã có tuần tăng thứ ba liên tiếp do só liệu kém lạc quan từ Mỹ. Chốt phiên giao dịch ngày 21/2 tại Mỹ, mỗi ounce vàng tăng thêm 3 USD, lên 1.326 USD, đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp đi lên do lo ngại về đà phục hồi kinh tế Mỹ.

Giá vàng được hỗ trợ sau báo cáo cho thấy doanh số bán nhà tại Mỹ giảm mạnh hơn dự đoán, xuống đáy 18 tháng trong tháng 1. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng việc này chỉ là do thời tiết xấu.

Tuần này, giá vàng đã lên đỉnh gần 4 tháng sau hàng loạt số liệu gây thất vọng về kinh tế Mỹ, như số liệu sản xuất yếu, khiến thị trường cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm tốc độ rút kích thích.

Miguel Perez-Santalla – Phó chủ tịch website buôn bán vàng trực tuyến BullionVault cho biết việc vàng duy trì trên ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật 1.200 USD đã đẩy mạnh nhu cầu kim loại quý năm nay. “Tôi cho rằng các công ty đầu tư lớn đang cân bằng lại danh mục, trong đó có vàng. Đó là nguyên nhân chính hỗ trợ và có thể đẩy giá vàng đi lên”, ông nói.

Giá các hợp đồng vàng giao tháng 4 cũng tăng 6,7 USD lên 1.323 USD một ounce. Khối lượng giao dịch thấp hơn 40% trung bình 30 ngày.

SPDR Gold Trust – Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới đã có tuần bán ra đầu tiên trong một tháng, với 5,6 tấn. Nhu cầu tại châu Á – trung tâm tiêu thụ vàng vật chất lớn của thế giới cũng vẫn còn yếu. Các nhà buôn nhận xét nhiều hãng trang sức tại đây có thể đang đợi thị trường điều chỉnh.

“Tôi cho rằng giá hiện tại là quá cao với người châu Á. Mọi người đã mua rất nhiều khi vàng còn dưới 1.300 USD”, Yuichi Ikemizu – giám đốc một chi nhánh ngân hàng Standard Bank (Nhật Bản) cho biết.

Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới hiện tương đương khoảng 33,77 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Giá đóng cửa hôm qua tại thị trường trong nước xoay quanh 36,11-36,16 triệu đồng.

Sáng nay 22/2, giá vàng trong nước tăng nhẹ qua mức 36,2 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới chốt tuần giao dịch tăng lên mức 1.326,1 USD/ounce. Dù điều chỉnh tăng nhưng giá vàng SJC lại rút ngắn được khoảng cách chênh lệch với giá vàng thế giới, về mức 2,5 triệu đồng/lượng.

Phiên tăng giá ngày thứ Sáu đã giúp hợp đồng khí thiên nhiên tương lai khép tuần trên mốc 6 USD/MMBtu với mức tăng 18%. Thời tiết lạnh tại Mỹ tiếp tục làm dấy lên mối lo lắng về nguồn cung.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 3 tăng 7 US cent (tương ứng 1,2%) lên 6,135 USD/MMBtu, cao hơn 18% so mức đóng cửa cách đây một tuần tại 5,21 USD/MMBtu.

Hợp đồng giao tháng 3 sẽ hết hạn sau giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Tư và hợp đồng giao tháng 4 sẽ trở thành hợp đồng giao trước. Hợp đồng này đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại 5.01 USD/MMBtu, tăng 3,2%, tương ứng gần 16 xu.

Trong khi đó, giá dầu rút lui sau khi nhận được số liệu thất vọng về doanh số bán nhà đã qua sử dụng của Mỹ. Dù vậy, nhiên liệu này vẫn tăng gần 2%/tuần.

Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 trên sàn Nymex (WTI) phiên cuối tuần giảm 55 US cent (tương ứng 0,5%) còn 102,20 USD/thùng. Số liệu của FactSet cho thấy tính chung cả tuần, giá dầu tăng 1,9%.

Trên sàn ICE Futures, hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 4 giảm 45 xu (tương ứng 0,4%) xuống 109,85 USD/thùng, nhưng vẫn còn cao hơn tuần trước 0,7%.

Cũng tại sàn Nymex, hợp đồng dầu sưởi giao tháng 3 rớt gần 8 xu (tương ứng 2,5%) còn 3,1 USD/gallon. Dù vậy nhiên liệu này vẫn còn tăng 0,7%/tuần. Tương tự, hợp đồng xăng giao tháng 3 mất hơn 1 xu (tương ứng 0,5%) xuống 2,83 USD/gallon nhưng vẫn còn cao hơn 1% so tuần trước.

Giá cà phê Robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 05/14 giảm nhẹ 4 USD/ tấn hay 0,2% xuống còn 1955 USD/ tấn. Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 05/14 tăng nhẹ 0.05 cent/lb hay 0.03% lên mức 169.5 cent/lb.

Hôm nay (22/02), giá cà phê tại thị trường Việt Nam không đổi so với ngày hôm qua, trong khi đó giá cà phê thế giới có diễn biến trái chiều. Sáng nay, giá cà phê nhân xô Tây Nguyên vẫn ở mức 37,4 - 37,9 triệu đồng/tấn.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giá tăng 0,05 US cent lên 1,6950 USD/lb, thấp hơn mức cao kỷ lục 16 tháng của phiên trước - là 1,7750 USD. Tính chung trong tuần, giá tăng 19% trong bối cảnh giao dịch mạnh mẽ.

Các nhà phân tích đã điều chỉnh giảm mức dự báo về sản lượng của Brazil sau khi cơ quan thời tiết nước này Somar dự báo các khu vực trồng arabica chính sẽ “không có mưa hoặc chỉ có rất ít mưa”

Trên thị trường đường, hợp đồng kỳ hạn 1 tháng giá tăng 0,39 US cent hay 2,4% lên 16,72 US cent/ln tại New York. Trong phiên có lúc giá đạt 16,79, cao nhất kể từ tháng 12.

Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
ĐVT
Giá
+/-
+/-(%)
Dầu thô WTI
USD/thùng
102,09
-0,66
-0,6%
Dầu thô Brent
 USD/thùng
 109,72
-0,58
-0,5%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon
 6,135
0,071
 1,2%
Vàng giao ngay
 USD/ounce
 1323,90
 6,80
 0,5%
Vàng kỳ hạn
 USD/ounce
 1326,86
 4,35
 0,3%
Đồng Mỹ
US cent/lb
3,29
 0,01
 0,4%
Đồng LME
USD/tấn
7155,00
 0,00
 0,0%
Dollar
 
80,255
 -0,031
 0,0%
 CRB
          
301,584
0,334
 0,1%
Ngô Mỹ

 US cent/bushel

 453,00
-2,25
-0,5%
Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

1370,75
12,50
 0,9%
Lúa mì Mỹ
US cent/bushel
 609,75
-6,50
-1,1%
Cà phê arabica

 US cent/lb

168,55
-0,25
-0,1%
Cacao Mỹ
USD/tấn
 2929,00
 -21,00
-0,7%
Đường thô
US cent/lb
 16,72
 0,39
 2,4%
Bạc Mỹ
USD/ounce
21,782
 21,565
 1,6%
Bạch kim Mỹ
USD/ounce
 1427,90
15,40
 0,0%
Palladium Mỹ
USD/ounce
740,00
 3,70
 0,5%

T.Hải
Nguồn: Vinanet/Reuters