menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin thị trường da giày thế giới ngày 2/4/2014

16:06 02/04/2014
Hội đồng các Bộ trưởng EU đã từ chối tái áp đặt thuế chống bán phá giá của EU ở mức 16,5% đối với 5 nhà sản xuất giày có trụ sở tại Trung Quốc và Hồng Kông.

Ngành da Ấn Độ cần đất để xây dựng trung tâm thương mại mới và công viên da

Đất đai là vấn đề cốt lõi đối với việc xây dựng trung tâm thương mại mới và công viên da của Tổ chức xúc tiến thương mại Ấn Độ (ITPO) tại West Bangal, một quan chức cấp cao cho biết. “Chúng tôi có 3 trung tâm thương mại của riêng chúng tôi và liên doanh tại Delhi, Bangalore và Chennai. Chúng tôi cần đất trước khi chúng tôi có thể nghĩ một trung tâm thương mại mới”, chủ tịch ITPO và giám đốc quản lý Rita Menon cho biết.

Bà Menon cho biết, người đã làm lễ kỷ niệm Hội chợ đồ da quốc tế Ấn Độ lần thứ 19, một triển lãm da B2B được tổ chức bởi ITPO cho biết đàm phán sơ bộ về sử dụng đất của các nhà máy đã đóng cửa vẫn chưa được đưa ra.

Khi ngành công nghiệp cùng nhau hợp tác, chính phủ sẽ hướng dẫn và sắp xếp đất cho dự án,  một trung tâm thương mại đã được đề xuất bởi ITPO tại Kochi.

Chính phủ đã hậu thuẫn công viên da với trung tâm hỗ trợ công nghệ và thiết kế, một yếu tố quan trọng đối với các công ty đồ da SME.

Ngành công nghiệp da Bengal chủ yếu là doanh nghiệp đồ da nhỏ, chiếm hơn 50% xuất khẩu da của quốc gia này.

EU từ chối thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất giày Trung Quốc

Hội đồng các Bộ trưởng EU đã từ chối tái áp đặt thuế chống bán phá giá của EU ở mức 16,5% đối với 5 nhà sản xuất giày có trụ sở tại Trung Quốc và Hồng Kông.

Thông cáo của Hội đồng các Bộ trưởng cho biết “bác bỏ một đề xuất nhằm tái áp đặt thuế chống bán phá giá đối với nhập khẩu giày mũ da” được sản xuất tại Trung Quốc đại lục.

Các công ty bị ảnh hưởng là Brosmann Footwear, Seasonable Footwear, Lung Pao Footwear, Risen Footwear và Zhejiang Aokang Shoes.

Quyết định kết thúc một cuộc chiến pháp lý dài. Các công ty đã phản đối mức thuế ban đầu, hết hiệu lực vào năm 2011, thách thức họ tại Tòa án pháp lý châu Âu (ECJ), trong đó có khả năng hoàn lại tiền.

Nhưng tòa án đã cho phép Ủy ban châu Âu kiểm tra lại xem mức thuế đã được hợp pháp và Brussels năm nay đã đề nghị các Bộ trưởng tái áp đặt thuế.

Tuy nhiên, các Bộ trưởng EU đã từ chối tái ủy quyền thuế. Thông cáo của Hội đồng cho biết, quy định của EU không “bắt buộc EU tái áp đặt thuế…”.

Xuất khẩu da của Ấn Độ giai đoạn từ tháng 4/2013 đến tháng 1/2014 tăng 17,5%

Xuất khẩu da của Ấn Độ giai đoạn từ tháng 4/2013 đến tháng 1/2014 tăng 17,5% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó, theo thống kê từ Tổng cục thống kê thương mại thông minh.

Kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng lên 4.861,29 triệu USD (tương đương 29.301,6 crore) so với 4.138,13 triệu USD (tương đương 22.542,74 crore), được củng cố bởi xuất khẩu da giày, đạt 244,53 triệu USD.

Đức giữ vị trí là nhà nhập khẩu hàng đầu, chiếm 13,09% hàng hóa được xuất khẩu của Ấn Độ, trong khi Mỹ và Anh chiếm gần 11,5% mỗi quốc gia.

Rafeeque Ahmed, Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ cho biết, những nỗ lực này để tìm các khách hàng tại Trung Quốc. “Trung Quốc hiện là khách hàng mua sản phẩm có thương hiệu hàng đầu sản xuất tại Ấn Độ. Hiện tại, nỗ lực phổ biến hàng hóa khách được sản xuất và thiết kế tại Ấn Độ”.

Trung Quốc chỉ chiếm 2,6% trong tổng xuất khẩu giai đoạn từ tháng 4/2013 đến tháng 1/2014.

Ông cho biết, Ấn Độ sẽ đáp ứng mục tiêu 6 tỉ USD xuất khẩu năm tài chính 2013/14. “Giai đoạn từ tháng 2-3, xuất khẩu thường tăng mạnh để đáp ứng thời hạn, dẫn đến một sự bứt phá trong xuất khẩu”.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn:Internet