menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin thị trường da giày thế giới ngày 28/4/2014

14:57 26/04/2014
BAE trích dẫn nguồn chính phủ cho biết, giá thị trường nội địa đã tăng hơn 50% trong năm 2013, nhưng thậm chí, giá đã tăng cao trên thị trường quốc tế, khiến các nhà đóng gói vận chuyển một phần lớn da sống sang các khách hàng ngoài Argentina.
Các nhà thuộc da Argentina không có đủ da sống

Leatherbiz báo cáo rằng, theo truyền thông kinh doanh địa phương, chính phủ Argentina đang hướng tới một sự cách biệt với doanh nghiệp đóng gói sẵn có và giá da sống.

Báo kinh doanh BAE có trụ sở tại Buenos Aires mới đây đã xuất bản ý kiến từ Hiệp hội ngành công nghiệp thịt, Ciccra, cho thấy các nhà đóng gói tin tưởng rằng chính phủ có thể can thiệp trực tiếp vào vấn đề này. Bộ công nghiệp và thương mại, cả hai đã yêu cầu các nhà đóng gói giảm giá da sống trong mấy tháng gần đây, nhưng các yêu cầu này phần lớn không được để ý đến.

BAE trích dẫn nguồn chính phủ cho biết, giá thị trường nội địa đã tăng hơn 50% trong năm 2013, nhưng thậm chí, giá đã tăng cao trên thị trường quốc tế, khiến các nhà đóng gói vận chuyển một phần lớn da sống sang các khách hàng ngoài Argentina.

Trong khi đó, chính phủ cành báo rằng, lượng và trị giá xuất khẩu da thành phẩm sẽ giảm so với cùng kỳ năm 2013. BAE trích dẫn nhà lãnh đạo ngành công nghiệp thuộc da, Raúl Zylbersztein cho biết: “Chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu do chúng tôi không có đủ da sống”.

Xuất khẩu giày dép của Mexico tăng mạnh

Xuất khẩu giày dép Mexico tăng hơn 20% giai đoạn từ năm 2011 và 2013, CICEG cho biết.

Chủ tịch Ysmael López García của CICEG cho biết, xuất khẩu của Mexico năm 2013 đạt 26,8 triệu đôi, tăng 22,4% so với 21,9 triệu đôi năm 2011.

Campuchia có 960 nhà máy may mặc, giày dép

Ngành công nghiệp may mặc và giày dép, nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Campuchia, hiện nay có 960 nhà máy, sử dụng khoảng 620.000 lao động, ông Ith Samheng, Bộ trưởng lao động cho biết.

Năm ngoái, ngành thu được 5,5 tỉ USD, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, ông cho biết trong một cuộc hội thảo về tăng mức lương tối thiểu.

Các khách hàng chủ yếu từ Mỹ và các nước châu Âu.

“Các nhà máy này chi hơn 1 tỉ USD mỗi năm cho tiền lương công nhân”, ông cho biết, và có khoảng 2 triệu người lao động gián tiếp của Campuchia được hưởng lợi từ ngành công nghiệp này. Bộ trưởng cho biết, kể từ năm 2000, mức lương tối thiểu cho công nhân may mặc và giày dép đã được nâng lên 9 lần từ 40 USD mỗi tháng lên mức hiện tại 100 USD.

“Chính phủ và nhóm các nhà sản xuất sẽ tiếp tục tăng lương cho người lao động dựa trên các yếu tố tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh với các nhà sản xuất ở những nước khác, để đảm bảo tính bền vững của nhà máy và việc làm”, ông cho biết.

Tranh chấp về mức lương tối thiếu đối với công nhân may mặc vẫn còn nóng tại quốc gia Đông Nam Á này, kể từ 8 công đoàn ủng hộ phe đối lập, đại diện cho hơn 100.000 lao động, vẫn cùng nhau yêu cầu chính phủ và Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc tăng lương tối thiểu lên 160 USD mỗi tháng, nhưng chính phủ cho biết, mức lương tăng quá cao là không thể.

Thủ tướng Hun Sen mới đây cho biết, mức lương hiện tại đối với công nhân ngành may mặc Campuchia cao hơn so với Lào, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Myanmar.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn:Internet