menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin thị trường da giày thế giới ngày 31/3/2014

10:50 31/03/2014
Ngành công nghiệp da Tanzania đang chờ đợi tín hiệu mới, do chính phủ thông báo dự kiến trong vài ngày tới sẽ giảm thuế xuất khẩu da và nguyên liệu thêm 50%.

Thuế xuất khẩu da sống Tanzania giảm xuống còn một nửa

Ngành công nghiệp da Tanzania đang chờ đợi tín hiệu mới, do chính phủ thông báo dự kiến trong vài ngày tới sẽ giảm thuế xuất khẩu da và nguyên liệu thêm 50%.

Thuế xuất khẩu này giảm có thể được đưa ra vào tháng 6/2014, do nước này đã khuyến khích buôn lậu da sống, và vẫn giữ ngành công nghiệp thuộc da địa phương với tình trạng nguồn cung thắt chặt.

Bangladesh khai thác tiềm năng ngành công nghiệp da

Ông Tofail Ahmed, Bộ trưởng thương mại Bangladesh cho biết, ngành công nghiệp da nước này có tiềm năng lớn để phát triển thị trường toàn cầu và cần được khai thác tối đa công suất để thúc đẩy xuất khẩu.

Bộ trưởng thương mại cũng cho biết, những nỗ lực của chính phủ để  xây dựng ngành công nghiệp da một cách có kế hoạch. “Các xưởng thuộc da sẽ sớm di rời đến một bang da mới hiện đang được xây dựng”.

Tofail cho biết, nền kinh tế nước này tiếp tục phát triển với sự gia tăng xuất khẩu, và hy vọng sẽ vượt mục tiêu trong năm tài chính hiện tại. Ông cho biết, chính phủ đã có những bước mở rộng thị trường xuất khẩu và lượng xuất khẩu sẽ tăng hơn nữa trong những ngày tới.

Bộ trưởng thương mại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bên có liên quan nhằm đưa lĩnh vực xuất khẩu của nước này một nền tảng vững chắc. “Sự chân thành và nỗ lực chung bởi các chủ sở hữu và người lao động có thể giúp xuất khẩu mạnh mẽ”.

Better Work Vietnam mở rộng ngành giày dép

Chương trình Better Work Vietnam nhằm mục đích cải thiện hiệu suất ngành công nghiệp của Việt Nam, và mở rộng toàn bộ ngành công nghiệp giày dép trong 5 năm tới. Đây là một phần của chương trình hợp tác toàn cầu từ Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), Better Work nhằm mục đích sắp xếp lĩnh vực tư nhân với luật Việt Nam và nòng cốt tiêu chuẩn lao động quốc tế, sử dụng huấn luyện, đào tạo.

Biên bản ghi nhớ mở rộng chương trình đến năm 2019 đã được ký kết giữa Bộ Lao động thương binh xã hội Việt Nam (MoLISA), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, ILO và IFC.

Kể từ khi thành lập vào năm 2009, Better Work Vietnam đã đạt gần 300.000 lao động ở hơn 200 nhà máy may mặc ở miền nam, tương đương với ¼ các nhà xuất khẩu may mặc của Việt Nam.

Hơn 50 khách hàng quốc tế và nhà bán lẻ cũng đăng ký tham gia chương trình. “Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu”, Đoàn Mẫu Diệp, Thứ trưởng Bộ lao động thương binh xã hội cho biết.

“Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Canada và EU, các sản phẩm của chúng tôi phải đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu và khách hàng, bao gồm cả điều kiện lao động”.

Chương trình sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành may mặc xuất khẩu, nhưng sẽ mở rộng dịch vụ giày dép, nhờ nhu cầu cao từ các khách hàng, doanh nghiệp và các bên liên quan.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn:Internet