menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin thị trường da giày thế giới ngày 9/5/2014

15:41 09/05/2014
Giày dép William Mason Scottish đã ngừng giao dịch, do điều kiện kinh tế khó khăn và thời tiết xấu.
Indonesia là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba của Mỹ

Infrastructure Finance PT Indonesia có kế hoạch nâng ít nhất 60% khoản tài trợ nhằm xây dựng đường, nhà máy điện và sân bay tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Các tổ chức tài chính sẽ tăng các khoản vay trong năm nay, lên hơn 4 nghìn tỉ rupiah (tương đương 347 triệu USD) so với 2,5 nghìn tỉ rupiah năm ngoái, Thống đốc Sukatmo Padmosukarso cho biết tại Jakarta hôm 2/5. Padmosukarso họp các nhà đầu tư tiềm năng tại Singapore và sau đó tại Nhật Bản và Hồng Kông.

Bộ tài chính Indonesia thành lập công ty vào năm 2010 để cung cấp nguồn vốn dài hạn và giúp các dự án giao thông vận tải và năng lượng qua quần đảo, do quốc gia này tìm cách bắt kịp sự phát triển với các nước láng giềng. Sự thiếu cơ sở hạ tầng là trở ngại chính đối với các nhà đầu tư, Mahendra Siregar, giám đốc đầu tư của nước này cho biết.

“Chính phủ thực sự hiểu rằng, Indonesia đã đứng sau các nước láng giềng về cơ sở hạ tầng”, Padmosukarso cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Các cổ đông trong công ty bao gồm chính phủ Indonesia, Tổng công ty tài chính quốc tế ngân hàng thế giới, và Sumitomo Mitsui Banking Corp, Padmosukarso cho biết.

Theo số liệu của chính phủ, đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong quý I/2014 giảm 9,8%, từ 25,4% quý trước đó.

Giày dép William Mason Scottish ngừng giao dịch

Giày dép William Mason Scottish đã ngừng giao dịch, do điều kiện kinh tế khó khăn và thời tiết xấu.

Các doanh nghiệp có trụ sở phía đông Lothian đã hoạt động 140 năm, có chi nhánh tại Dunbar, phía bắc Berwick và 2 cửa hàng tại Haddington, đã phải vật lộn sau 4 mùa giao dịch “khủng khiếp”.

Công ty kinh doanh giày lâu đời nhất tại Scotland, đã đóng cửa hàng Dunbar và Haddington và bán hàng dự trữ còn lại từ cửa hàng phía bắc Berwick, dự định đóng cửa vào tuần tới.

Chủ sở hữu Hamish Mason cho biết: “Môi trường kinh doanh kinh tế chậm chạp và không có sản phẩm theo mùa tại đúng thời điểm. Chúng tôi sẽ sắp xếp thanh toán cho các nhà cung cấp và sẽ đóng cửa hàng cuối cùng của chúng tôi vào tuần tới”.

Mason cho biết, ông và đồng nghiệp đồng sở hữu Sarah Mason, người đã kinh doanh trong 37 và 25 năm theo thứ tự lần lượt, “mở cửa cho các cơ hội khác” và sẽ tiếp tục làm việc trong ngành công nghiệp giày dép.

Các chi nhánh dự trữ tại William Mason bao gồm Barkers, Van Dal và Gabor.

Người tiêu dùng Thượng Hải chi tiêu nhiều hơn cho giày

Người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt cho sự tăng trưởng trong thị trường hàng hóa cao cấp vào năm 2014, Exane BNP Paribas và ContactLab cho biết. Trung Quốc kiểm tra thực tế năm 2014 dựa trên sự phân tích của báo cáo ContactLab trước đó được gọi là Luxury Digital Behaviour Study.

Nghiên cứu này so sánh mối quan hệ giữa thương hiệu quần áo cao cấp và phụ kiện và người tiêu dùng trong khu vực đô thị Thượng Hải và New York, dựa trên mẫu của 1.000 dân cư trong độ tuổi 25 và 54 tại mỗi thành phố.

Trong 12 tháng qua, người tiêu dùng Thượng Hải chi cho giày nhiều hơn bản sao của họ tại New York. Đối với mỗi đô la mua sắm tại New York chi tiêu cho giày sang trọng, tại Thượng Hải chi 1,4 USD. Đối với mỗi đô la, họ chi cho quần áo sang trọng, người tiêu dùng Thượng Hải chi 1,5 USD và mỗi đô la chi tiêu cho túi xách, những người mua sắm Thượng Hải chi 2,3 USD.

Cư dân Thượng Hải đã đưa ra 3 thương hiệu cao cấp hàng đầu như Louis Vuitton, tiếp theo Chanel và Gucci. Tại New York có tên là Gucci, Coach và sau đó, vị trí thứ ba là Louis Vuitton.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn:Internet